Saturday, September 19, 2009

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên

Trong bài khai kinh, Ðức Thái Cực Chân Nhân bảo rằng: "Thái Thượng Ðạo Tổ vì thương xót thế nhân nên dạy bài Kinh Cảm Ứng. Sau một thời gian nhất định, người trì tụng sẽ xóa được tội lỗi cũ, sẽ tăng phúc lộc, và sẽ được đăng nhập vào sổ bộ chư tiên" (Tức là được ghi tên vào tiên tịch, có triển vọng thành tiên)

1/ Thái Thượng nói: Họa và phúc không có cửa nẻo nhất định mà do con người triệu vời đến cho mình. Thiện ác báo ứng là điều tất nhiên: hành thiện thì thiện báo; hành ác thì ác báo. Không ai thoát khỏi luật nhân quả thiện ác báo ứng này. Sự báo ứng bám sát lấy chúng ta như chiếc bóng không rời thân mình. Hiểu như vậy thì ta mới sợ mà răn lòng, không gây ác (ác ý, ác khẩu, và ác thân).

2/ Người đời thường nghĩ tội lỗi khuất lấp của mình chẳng ai hay biết. Thực sự, thần minh biết vì Trời có [đặt ra] các vị thần trông coi tội lỗi của người đời. Căn cứ vào tội nặng nhẹ mà giảm bớt tuổi thọ của họ. Giảm thọ ắt phải nghèo khổ, hao tổn, thường gặp hoạn nạn, sầu khổ. Rồi mọi người đều ghét bỏ kẻ ác. Hình phạt và tai họa đeo bám theo và xảy đến cho kẻ ác (do luật pháp thế gian phán xử, và do ác tinh gây ra). Về tâm lý, kẻ ác bị dày vò sầu khổ; những sự hạnh phúc vui vẻ đều không xảy đến cho họ. Lại có Thần Tam Thai coi về tuổi thọ và Thần Bắc Ðẩu ở trên đầu con người xem xét tội lỗi và ghi chép tội ác của người đời để trừ bớt tuổi thọ của họ. Tuổi thọ hết ắt phải chết. Lại có Thần Tam Thi trong thân thể con người, mỗi khi đến ngày Canh Thân, đợi người ngủ say thì xuất ra và bay thẳng đến Thiên Tào mà trình báo, báo cáo tội lỗi người đời. Ðến ngày cuối mỗi tháng âm lịch, Táo Quân cũng bay lên trời trình báo tội lỗi con người. Người đời tội lớn thì bị giảm thọ 12 năm, lỗi nhỏ thì bị giảm thọ 100 ngày. Tội lỗi lớn nhỏ của con người tính ra có đến hàng mấy trăm, do đó tuổi thọ bị bớt dần rồi phải chết non. Cho nên muốn sống lâu thì trước tiên phải tránh xa tội lỗi. (Với hệ thống quản lý chặt chẽ vô hình như thế con người phải thận trọng để không phạm tội lỗi)

3/ Ðường đúng thì đi tới, đường sai thì tránh lui. Không đi đường tắt lối nhỏ sái quấy. Không được khinh thường nhà tối mà làm bậy, nên nhớ rằng thần minh luôn giám sát chặt chẽ chúng ta.. Phải tích lũy công đức. Phải có lòng từ bi lân mẫn đối với muôn loài. Phải hết lòng với người, có hiếu với cha mẹ, anh em thương nhau. Tự sửa mình rồi hãy dạy người. Ðặt mình vào hoàn cảnh của người khác để thông cảm họ. Chia sẻ với họ lúc họ thành bại, được mất. Thương xót cứu giúp cô nhi và quả phụ. Kính trọng người già và an ủi vỗ về trẻ nhỏ. Không tổn hại côn trùng và cây cỏ. Phải thương hại kẻ ác [vì họ u mê]. Thói đời, người hành thiện thường bị dèm pha hoài nghi, người thành đạt thường bị ganh tị, người thất bại thì bị kẻ khác hỉ hả vui mừng; đó là thói xấu cần sửa đổi. Phải vui mừng chia sẻ với người hành thiện. Cứu giúp người bị nguy cấp. Thấy người được [thì vui] như mình được. Thấy người mất mát [thì buồn] như mình mất mát. Không phô bày sự kém cỏi của người. Không khoe khoang cái hay của mình. Ngăn chận người sắp làm điều ác. Biểu dương người làm điều thiện. Khi phải chia chác đồ vật, nhường người phần nhiều và giữ cho mình phần ít. Bị lăng nhục không oán. Ðược sủng ái phải nghĩ xa mà sợ. Giúp người chớ mong báo đáp. Cho ai vật gì rồi thì đừng nghĩ lại mà hối tiếc.

4/ Người [được xem là] thiện lương thì ai ai cũng kính trọng, về mặt thiêng liêng vô hình thì được trời phù hộ, do đó hưởng phúc lộc. Thần linh hộ vệ người thiện nên tà quái không dám đến gần. Mọi việc họ làm đều thành công. Người thiện là đã tròn nhân đạo, họ có thể hy vọng trở thành thần tiên: muốn trở thành thiên tiên thì phải làm 1300 điều thiện, muốn trở thành địa tiên thì phải làm 300 điều thiện.

5/ Những điều phi nghĩa trái đạo lý, những thủ đoạn độc ác và lòng dạ sâu hiểm của con người là:
(1) Lấy thủ đoạn độc ác làm tài năng của mình, (2) Nhẫn tâm làm điều tàn ác độc hại, (3) Lén hại người lương thiện, (4) Thầm khinh cha mẹ, (5) Khinh khi thầy dạy, (6) Phản bội nơi mình phục vụ, làm việc, (7) Lừa bịp người không hiểu biết, (8) Chê bai bạn học, (9) Dối trá lật lọng, công kích họ hàng thân tộc, (10) Hung bạo không thương người, (11) Tự có những thủ đoạn độc ác, (12) Chẳng cần biết đúng sai phải quấy, (13) Tráo trở ngược xuôi, (14) Bạo ngược đối với kẻ dưới để lập công, (15) Nịnh bợ cấp trên, đón ý để trục lợi, (16) Nhận ơn ai, chẳng biết cảm động, (17) Luôn ôm lòng oán hận không dứt, (18) Khinh bỉ Trời và dân chúng, (19) Gây rối loạn chính trị trong nước, (20) Khen thưởng kẻ phi nghĩa, (21) Trừng phạt kẻ vô tội, (22) Giết người cướp của, (23) Lật đổ người khác để chiếm địa vị của họ, (24) Giết kẻ đầu hàng, (25) Giáng chức người ngay, bài trừ người hiền, (26) Lăng nhục cô nhi, bức hại goá phụ, (27) Bỏ qua pháp luật để ăn hối lộ, (28) Lấy thẳng làm cong, lấy cong làm thẳng, (29) Tội người nhẹ mà làm cho nặng thêm, (30) Thấy người khác bị tội chết mà còn oán giận, (31) Biết lỗi mà không sửa, (32) Biết điều thiện mà không làm, (33) Mình có tội, làm liên lụy kẻ khác, (34) Cản trở tài năng người khác, (35) Chê bai báng bổ thánh hiền, (36) Phá hỏng đạo đức, (37) Săn bắt chim thú, (38) Phá lỗ hang loài vật, làm kinh động chỗ chim đậu, (39) Lấp lỗ hang và lật úp tổ chim, (40) Phá thai hại trứng, (41) Mong cho người khác thất bại, (42) Hủy bỏ sự thành công của người khác, (43) Làm người khác lâm nguy để cho mình yên ổn, (44) Làm người khác hao tốn để cho mình ích lợi, (45) Xem điều ác là điều tốt, (46) Vì việc riêng tư mà phế bỏ việc công, (47) Trộm cắp tài năng của người khác, (48) Che lấp việc tốt của người khác, (49) Phố bày tướng xấu và điều xấu của người khác, (50) Xoi bói chuyện riêng của người khác, (51) Làm cho người khác hao tốn tài vật, (52) Chia rẽ tình cốt nhục của người khác, (53) Xâm phạm tình yêu của người khác, (54) Giúp người khác làm điều quấy, (55) Phô trương uy quyền cho phỉ lòng, (56) Lăng nhục người khác để giành phần thắng, (57) Làm thất bại việc cày cấy của người khác, (58) Phá hoại hôn nhân của người khác, (59) Mới giàu có chút đỉnh đã kiêu căng, (60) Chạy tội, không biết xấu hổ, (61) Mạo nhận ân huệ, chối biến tội lỗi, (62) Gieo họa cho người khác, (63) Mua bán danh hão, (64) Chất chứa lòng dạ sâu hiểm, (65) Ém tài và cản trở tài năng người khác, (66) Bảo vệ chỗ non kém của mình, (67) Cậy quyền thế bức hiếp người khác, (68) Dung túng kẻ bạo ngược để giết hoặc gây thương tích người khác, (69) Không có lý do chính đáng mà cắt xén tỉa bỏ vật gì, (70) Không có lễ lạc mà giết mổ súc vật, (71) Vung vãi bỏ đi ngũ cốc, (72) Làm chúng sinh lao nhọc, phiền nhiễu, (73) Phá hoại gia cang người khác, (74) Giữ lấy tài vật quý báu của người khác, (75) Phá đê điều và đốt nhà làm hại dân cư, (76) Làm loạn phép tắc để cộng người khác bị thất bại, (77) Phá hư dụng cụ, đồ nghề của người khác khiến họ không còn gì để dùng, (78) Thấy người vinh hiển phú quý thì mong cho họ bị giáng chức và lưu đày, (79) Thấy người giàu có thì mong cho họ hao tán của cải, (80) Thấy vợ hay con gái người ta xinh đẹp thì nảy lòng muốn tư thông, (81) Thiếu nợ người tiền bạc của cải thì mong cho họ chết, (82) Mong cầu địa vị bổng lộc mà không toại nguyện thì sinh lòng oán hận chưởi rủa, (83) Thấy người thất lợi thì rêu rao lỗi lầm của họ, (84) Thấy người khác hình hài tướng tá không toàn vẹn thì chê cười, (85) Thấy người tài giỏi, bề ngoài thì tán dương nhưng trong lòng thì tìm cách đè nén họ,...

6/ (86) Chôn bùa ếm hại người, (87) Dùng thuốc để hại cây cối, (88) Oán giận thầy dạy chữ và dạy nghề, (89) Xung đột với cha và anh, (90) Lấy ngang cướp đoạt của ai, (91) Thích xâm lấn chiếm đoạt của ai, (92) Cướp bóc để trở nên giàu có, (93) Xảo trá cầu thăng quan tiến chức, (94) Thưởng phạt không công bằng, (95) Dâm dật hưởng lạc không kiềm chế, (96) Hà khắc ngược đãi thuộc hạ, (97) Ðe dọa ai làm cho họ phải sợ, (98) Oán trời hận người, (99) Mắng gió chưởi mưa, (100) Tranh đấu kiện tụng, (101) Kéo bè kết đảng để làm điều quấy, (102) Nghe lời vợ mà không nghe lời dạy của cha mẹ, (103) Có mới nới cũ, (104) Miệng nói phải, lòng nói trái, (105) Tham lam mạo nhận tiền của, (106) Khinh thường, khuất lấp đối với bề trên, (107) Nói lời ác độc, (108) Gièm siểm người khác, (109) Hại người, tự cho mình ngay thẳng, (110) Chưởi rủa thần thánh, tự xưng mình ngay thẳng, (111) Bỏ thuận theo nghịch, (112) Phản bội thân thuộc, đi theo người ngoài, (113) Chỉ trời chỉ đất để làm chứng cho lòng dạ xấu xa, (114) Gọi thần minh chứng giám cho việc quấy, (115) Trước tặng cho người, sau hối tiếc, (116) Mượn vay không trả, (117) Cầu mong quá phận mình, (118) Cố hết sức mưu cầu phú quý, (119) Dâm dục quá mức, (120) Lòng dạ sâu hiểm nhưng bề ngoài ra vẻ hiền lành, (121) Ðưa thức ăn dơ cho người ăn, (122) Dùng bàng môn tả đạo để bịp đời, (123) Dùng thước non thước thiếu để đo đạc cho người, (124) Cân nhẹ, thăng non, (125) Lấy sự gian trá làm hỗn loạn chân lý, (126) Tuyển chọn gian lợi, (127) Ðè nén người lương thiện để họ nghèo mạt, (128) Khinh khi gạt gẫm kẻ khờ khạo, (129) Tham lam khống biết chán, (130) Trước thần linh thề láo cho mình là ngay thẳng, (131) Ham nhậu nhẹt quậy phá (132) Anh em ruột thịt giận nhau tranh giành nhau, (133) Trai không trung lương, (134) Gái không nhu thuận, (135) Chồng bỏ bê nhà cửa, (136) Vợ không biết trọng chồng, (137) Thích kiêu căng khoác lác, (138) Thường ganh ghét đố kỵ, (139) Chồng không đức hạnh đối với vợ con, (140) Vợ không lễ phép với cha mẹ chồng, (141) Khinh thường tổ tiên đã khuất, (142) Vi phạm mệnh lệnh của bề trên, (143) Làm chuyên tầm phào vô ích, (144) Âm thầm sinh lòng khác, (145) Rủa mình, rủa người, (146) Ghét yêu thiên vị, (147) Bước qua giếng và bếp lò, (148) Nhảy qua thức ăn, nhảy qua thân mình người khác, (149) Tổn hại con cái, phá thai, (150) Hành vi ám muội, (151) Ngày cuối tháng, cuối năm ca múa, (152) Ngày đầu tháng đầu năm khóc la giận hờn, (153) Day về hướng bắc khóc, hỉ mũi, khạc nhổ, tiểu tiện, (154) Trước ông Táo ngâm vịnh, khóc lóc, hoặc đốt nhang trong bếp lò, (155) Củi dơ nấu ăn, (156) Ðêm tối loã lồ, (157) Ngày bát tiết thi hành hình phạt, (158) Khạc nhổ về phía sao băng, (159) Tay chỉ cầu vồng, (160) Thường chỉ trỏ nhật nguyệt tinh, (161) Nhìn lâu mặt trời mặt trăng, (162) Mùa xuân đốt rừng săn bắn, (163) Day về hướng bắc chưởi rủa độc địa, (164) Không có lý do mà đánh giết rắn rùa.
Nếu như có người làm những điều ác và trái đạo lý [như liệt kê trong điều 5 và 6] thì sẽ bị ác báo [đề cập ở điều 7].

7/ Nếu như có những tội ấy thì thần Tư Mệnh tùy theo nặng nhẹ mà bớt tuổi thọ của kẻ gây tội. Tuổi thọ hết thì chết, nhưng nếu chết mà chưa hết tội thì con cháu sẽ gánh chịu tai ương. Lại như có kẻ cướp giật ngang ngược tiền tài của người khác
thì vợ con và toàn gia đình hắn cũng gánh chịu, dần dần cho đến chết; nếu không chết thì cũng bị tai họa nước lửa hoặc trộm cướp, mất mát đồ vật, tật bệnh, mắc lời ăn tiếng nói, v.v.. coi như là cái giá phải trả cho thói cướp giật ngang ngược. Lại có kẻ giết oan người khác rồi đây cũng bị giết trở lại giống như đổi gươm giáo mà giết nhau. Còn kẻ ôm giữ tiền của phi nghĩa, giống như dùng thịt độc và rượu độc để khỏi đói khát, chẳng no lòng tí nào mà cái chết thì cận kề vậy.

8/ Hễ tâm dấy khởi một điều thiện [thiện niệm] thì tuy điều thiện chưa làm nhưng thiện thần đã đi theo mình rồi (để hộ trì và ban phúc cho ta). Hoặc tâm dấy khởi một điều ác [ác niệm] thì tuy điều ác chưa làm nhưng ác thần đã đi theo mình rồi (để giúp ta tạo thêm nhiều việc ác và gieo rắc tai hoạ cho ta).

9/ Ðã từng làm ác mà sau đó tự hối cải, không làm mọi điều ác nữa, (tuân theo luật nhân quả) làm mọi điều thiện. Ðược thế, lâu ngày ắt có sự tốt lành. Ðó gọi là chuyển họa thành phúc vậy.

10/ Vậy cho nên, người hiền lành nói điều lành, xem điều lành, và làm điều lành. Mỗi ngày làm ba điều lành thì ba năm trời ban phúc cho. Còn người ác nói điều ác, xem điều ác, và làm điều ác. Mỗi ngày làm ba điều ác thì ba năm trời giáng họa cho. Tại sao lại không cố gắng mà làm điều lành đi?
Rằng nhân thiện thì quả thiện (thiện báo), nhân ác thì quả ác (ác báo).

ÂM CHẤT VĂN

1. Đế Quân viết: “Ta 17 kiếp hóa thân làm sĩ đại phu, chưa hề ngược đãi dân chúng và nha lại; ta giúp người lúc khốn khó, cứu người khi khẩn cấp, khoan dung lầm lỗi của người, thi hành âm chất khắp nơi, nên được đặc cách lên cõi trời. Ai biết giữ lòng gìn tâm như ta, Trời sẽ ban phúc cho.”

2. Thế nên ta dạy người đời rằng: “Ngày xưa có Vu công [hiền từ] giữ ngục, về sau con [là Vu Định Quốc] nên thừa tướng; [đời Tống có Tống Giao] cứu bầy kiến khỏi chết đuối mà đỗ trạng nguyên; người họ Đậu [tức Đậu Yên Sơn] do cứu người mà sau thành văn quan cao tột; có kẻ chôn xác rắn mà sau nên tể tướng vẻ vang.”

3. Muốn rộng mở ruộng phước phải cậy trông tấm lòng của mình, luôn thi hành những tiện ích cho đời, tạo muôn việc âm đức, lợi cho muôn vật và con người, làm thiện làm phước.

4. Hãy ngay thẳng thay Trời hành đạo và giáo hóa dân, thương xót bao dung vì nước cứu dân.

5. Trung với vua, hiếu với cha mẹ, kính trọng anh, tin cậy bạn bè, hoặc thờ phụng tiên gia và triều kiến sao Bắc Đẩu, hoặc lạy Phật niệm kinh, báo đáp bốn ân, thi hành rộng khắp giáo lý của Tam giáo là Nho-Thích-Đạo.

6. Giúp kẻ nguy cấp như thể [giúp] con cá nằm trong vết xe khô cạn nước, cứu kẻ lâm nguy như thể [giúp] con chim sẻ đang vướng lưới dầy.

7. Thương xót cô nhi và quả phụ, kính trọng người già, thương người nghèo khó, xếp đặt y phục và lương thực để chu cấp kẻ lỡ đường đói lạnh, bố thí quan tài để tránh cho kẻ chết khỏi bị phơi bày thi thể.

8. Nhà giàu thì cùng chia sớt với người thân thích, năm đói kém phải cứu giúp hàng xóm và bạn bè, cái đấu cây cân phải cho công bằng, không thể cân đo cho người thì nhẹ mà cân đo cho mình thì nặng, đối đãi tôi tớ khoan dung, sao lại phải trách móc và đòi hỏi khe khắt nơi họ?

9. In ấn kinh sách, sáng lập và tu bổ chùa chiền, đem tiền bạc và thuốc men cứu vớt kẻ khổ đau bệnh tật, bố thí nước trà giúp người giải cơn khát.

10. Hoặc là mua loài vật để phóng sinh, hoặc ăn chay để tròn giới cấm sát sanh, bước chân đi thường xem kỹ kẻo đạp nhầm con sâu cái kiến.

11. Cấm lấy lửa đốt núi rừng; hãy đốt đèn soi đường cho người đi đêm tối, làm tàu thuyền trợ giúp người vượt sông, chớ lên núi giăng lưới bắt chim chóc, chớ xuống nước dùng thuốc độc bắt cá tôm, chớ giết trâu cày.

12. Chớ vất bỏ giấy có chữ, chớ mưu chiếm tài sản của người, chớ ganh tỵ tài năng của người khác, chớ gian dâm với vợ và con gái của người, chớ xúi dục người khác tranh chấp và kiện tụng, chớ phá hoại thanh danh và quyền lợi người khác, chớ phá hoại hôn nhân của người, chớ vì tư thù mà làm cho anh em người khác bất hoà, chớ vì mối lợi vặt mà làm cha con người khác nghịch nhau, chớ cậy quyền thế mà làm nhục người lương thiện, chớ cậy mình là phú hào mà khi rẻ kẻ khốn cùng.

13. Hãy thân cận người hiền đức, họ sẽ trợ giúp thêm đức hạnh cho ta; hãy lánh xa kẻ ác, nhờ đó ta tránh được tai ương trước mắt; hãy luôn tuyên dương điều thiện và ngăn trừ điều ác của người; chớ có bằng mặt mà chẳng bằng lòng.

14. Chặt bớt cây cối gai góc cản trở đường đi, dẹp bỏ gạch ngói nằm giữa đường, tu sửa đường gập ghềnh khúc khuỷu mấy trăm năm, xây cầu kiều cho muôn vạn người qua lại, để lời khuyên nhủ nhằm sửa lầm lỗi của người, chịu hao tốn tài của để người khác được tốt đẹp, làm việc gì cũng noi theo lẽ trời, lời nói thì phải hợp lòng người.

15. Ngưỡng mộ các bậc hiền triết thuở xưa dường như các ngài luôn hiển hiện trước mắt, thận trọng khi ở một mình và không hổ thẹn với chính mình; chớ làm các điều ác, hãy làm mọi điều thiện, vĩnh viễn sao xấu không chiếu vào vận mệnh [của mình], các thiện thần thường ở bên cạnh và bảo vệ cho.

16. Báo ứng gần thì nơi bản thân mình, báo ứng xa thì nơi con cháu, trăm phúc cùng đến, ngàn may mắn tụ về, đó chẳng phải là từ âm chất mà có được hay sao?

Wednesday, July 15, 2009

Bói chính xác 99%

Bói chính xác đến từng mili % @!@
Tôi sẽ chỉ cho các bạn một bài bói rất hay. Chỉ có điều bạn đừng nhìn vào kết quả ở phần cuối. Với tôi, nó đã đúng đến 99%. Ðôi khi kết quả của bài bói đúng với sự thật một cách không ngờ. Vậy thì các bạn hãy đọc thật kỹ và trả lời chân thật. Khi đó bài bói mới có ý nghĩa. Và còn bất ngờ hơn khi bạn khám phá ra chính mình.

Cuộc bói không kéo dài quá 3 phút.

- Hãy đọc yêu cầu và thực hiện theo thứ tự. Không được xem trước các yêu cầu hoặc những câu trả lời ở phần cuối. Không đắn đo, hãy viết những gì hiện ngaylên trong đầu bạn, chỉ có như vậy trò chơi mới có ý nghĩa.

- Sau một thời gian ngắn bạn sẽ thấy bài bói này là đúng. Chúc bạn một trò chơi vui vẻ. Bài bói có đoạn kết thú vị và dễ thương.

Bạn hãy lấy một cây bút và một tờ giấy. Khi bạn cần phải tìm tên, bạn hãy tìm trong số những người thân quen của bạn. Bạn hãy nhạy cảm. Bạn luôn luôn đi từ dòng này sang dòng tiếp theo.

a. Hãy viết lên giấy các số từ 1 đến 10 – ở bên trái trang giấy, từ trên xuống dưới

b. Bên cạnh số 1 bạn hãy viết một số bất kỳ

c. Bên cạnh số 2 và số 6 bạn hãy viết tên của hai người khác phái (không nhìn xuống cuối)

d. Hãy viết những tên bất kỳ cạnh các số 3,4,5

e. Bên cạnh các số 7,8,9,10 hãy viết lần lượt tên cuả các bài hát

f. Bây giờ bạn hãy nghĩ một điều ước cho riêng mình !!!



------------------------------------------------------------------------



a. Bạn phải gửi bài bói này cho số người bằng con số bạn đã ghi cạnh số 1

b. Người, mà bạn viết tên ở vị trí số 2 là người mà bạn yêu

c. Người, mà bạn viết ở vị trí số 6 là người dễ thương và cảm mến bạn, nhưng bạn không thể sống cùng người đó

d. Người ở vị trí số 3 là người bạn thích hơn cả

e. Người ở vị trí số 4 là người hiểu bạn hơn cả

f. Người ở vị trí số 5 là người mang lại hạnh phúc cho bạn

g. Bài hát ở vị trí số 7 gắn với người ở vị trí số 2

h. Bài hát ở vị trí số 8 là dành cho người ở vị trí số 6

i. Bài hát ở vị trí số 9 mô tả đúng tính cách của bạn hơn cả

j. Bài hát ở vị trí số 10 nói đúng tình cảm của bạn hơn cả



Bạn hãy gửi bài bói này cho số người bằng con số bạn ghi cạnh số 1, trong vòng một tiếng, kể từ lúc này. Nếu bạn làm điều đó, ước mơ của bạn sẽ thành hiện thực. Nếu không, sẽ ngược lại với điều ước


Ðiều này tưởng rằng điên rồ, nhưng lại là sự thực

Sunday, July 12, 2009

Có những teen nói 'không' với... net

Nếu khá nhiều bạn hiện nay thường xuyên giải trí bằng internet, thì cũng có những teen vật chất đủ đầy, PC có sẵn, nhưng chẳng bao giờ thèm online. Thỉnh thoảng họ chỉ mở máy khi bị bắt buộc. Vì sao vậy?

Từ "nghiện" thành "ngán"!

K.G (lớp 10 trường N) biết online và sử dụng máy vi tính thành thạo từ...lớp 3! Khi còn học cấp 1, trong khi bạn bè cùng trang lứa chỉ biết làm bạn với sách vở và tivi thì G lướt web vèo vèo, chơi game flash điêu luyện và gõ bàn phím xoành xoạch...

Dần dà, lớn lên, càng chúi đầu vào PC, G càng cận nặng, học hành sa sút. Ba mẹ biết chuyện, cấm đoán và làm đủ mọi cách để G không thể "tiếp cận công nghệ", nhưng G vẫn không thể dứt. Và rồi, trong một lần...

"Mình là con trai, nhưng trước giờ hoàn toàn giải trí lành mạnh, chẳng bao giờ đụng đến web đen, web xấu, những trang bạo lực. Thế mà lần nọ, vì click nhầm mà vào một trang web toàn những hình ảnh mát mẻ, mình quá hoảng và bị ám ảnh. Lúc đó mình đang ở tiệm net, nếu chủ quán phát hiện thì còn mặt mũi nào...Thoát mãi chẳng được, mình...tắt luôn nguồn rồi trả tiền và ra về...Từ đó, mỗi lần lên mạng là mình lại sợ. Với lại online riết không có chuyện gì làm, giết thời gian bằng cách làm những việc không đâu, mình thấy mình sống vô ích quá" - K.G tâm sự.

Không thích online vì... đánh máy mỏi tay!

H.N (lớp 12 trường T) thường hay online. Và mỗi lần online là bạn bè nhảy vào chat nườm nượp nhưng cô bạn chẳng bao giờ trả lời! Bạn bè trách móc thì N nói: "Tui đâu có...ngồi trước máy! Tui mở lên đọc báo rồi thôi hà! Gõ mỏi tay lắm!"

Đa phần những bạn lười online vì lý do trên đều là...học sinh gương mẫu. K.D (lớp 12 trường N) sống trong một gia đình khá giả, phòng cô nàng đầy đủ tiện nghi, và chiếc PC ở bên cạnh giường, chỉ cần bước vài bước và nhấn công tắc, nhưng K.D cũng để nó bám bụi. "Thỉnh thoảng phải làm giáo án điện tử hoặc gửi mail nộp thầy, tớ mới mở máy. Nói thật chứ nói chuyện sướng hơn, đánh máy mỏi tay gần chết" - Cô nàng giải thích.

Không biết lên mạng

G.K (lớp 12 trường T) là một trường hợp điển hình. Sành điệu, am hiểu về phim ảnh, có một cuộc sống "quý tộc" và học cũng kha khá, vậy mà nên khi cô nàng "bộc bạch" rằng mình không biết chat, cả "hội" hoảng hốt. K nói: "Tui đâu có biết cách mở web. Mà nếu vô cũng thấy giao diện rối rắm, nhìn vào tí xíu là hoa mắt. Tui cũng chẳng có địa chỉ mail, toàn xài ké của bạn. Thế nên mỗi lần phải gửi cái gì qua mail là khổ sở lắm"

Tâm trạng thất thường

"Nhiều lúc vừa mở máy lên nhưng rồi tắt ngay vì "mình lên mạng để làm gì? Chẳng có gì để làm hết". Cứ như vậy, mình dần dà "bye bye" với cái PC vô thời hạn. Hơn nữa mình không có bạn bè trên mạng. Với lại mấy mối quan hệ trên đó phức tạp. Online chỉ thêm nặng đầu và mệt mỏi. Rảnh xem tivi cho sướng, chẳng cần hoạt động gì nhiều" - D.T (lớp 11 trường M) cho biết

o0o

Bạn thấy đấy, không phải teen nào cũng "đam mê" với thế giới ảo đâu. Vẫn còn phần nhiều thích các hoạt động ngoài trời và không thích net. Nếu biết lý do tại sao họ lười online thì bạn cũng có kể tự "cai nghiện" cho chính mình. Nhưng mà nè, dù sao thì cũng nên biết lướt net chút ít và gửi mail bạn nhỉ, bây giờ là thời đại công nghệ mà!

Monday, June 29, 2009

Thang bậc "Nhu cầu con người" của Maslow

Nhà tâm lý học Abraham Maslow (1908-1970) được xem như một trong những người tiên phong trong trường phái Tâm lý học nhân văn (humanistic psychology), trường phái này được xem là thế lực thứ 3 (the Third Force) khi thế giới lúc ấy đang biết đến 2 trường phái tâm lý chính: Phân tâm học (Psychoanalysis) và Chủ nghĩa hành vi (Behaviorism).

Image
Nguồn: www.ship.edu

Năm 1943, ông đã phát triển một trong các lý thuyết mà tầm ảnh hưởng của nó được thừa nhận rộng rãi và được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm cả lĩnh vực giáo dục. Đó là lý thuyết về Thang bậc nhu cầu (Hierarchy of Needs) của con người. Trong lý thuyết này, ông sắp xếp các nhu cầu của con người theo một hệ thống trật tự cấp bậc, trong đó, các nhu cầu ở mức độ cao hơn muốn xuất hiện thì các nhu cầu ở mức độ thấp hơn phải được thỏa mãn trước.

Tổng quan về lý thuyết Thang bậc nhu cầu của Maslow (Maslow’s Hierarchy of Needs)

Trong thời điểm đầu tiên của lý thuyết, Maslow đã sắp xếp các nhu cầu của con người theo 5 cấp bậc:
- Nhu cầu cơ bản (basic needs)
- Nhu cầu về an toàn (safety needs)
- Nhu cầu về xã hội (social needs)
- Nhu cầu về được quý trọng (esteem needs)
- Nhu cầu được thể hiện mình (self-actualizing needs)

Image
Nguồn: www.ship.edu


Sau đó, vào những năm 1970 và 1990, sự phân cấp này đã được Maslow hiệu chỉnh thành 7 bậc và cuối cùng là 8 bậc:
- Nhu cầu cơ bản (basic needs)
- Nhu cầu về an toàn (safety needs)
- Nhu cầu về xã hội (social needs)
- Nhu cầu về được quý trọng (esteem needs)
- Nhu cầu về nhận thức (cognitive needs)
- Nhu cầu về thẩm mỹ (aesthetic needs)
- Nhu cầu được thể hiện mình (self-actualizing needs)
- Sự siêu nghiệm (transcendence)

Image
Nguồn: www.bkone.co.in

Hệ thống cấp bậc nhu cầu của Maslow thường được thể hiện dưới dạng một hình kim tự tháp, các nhu cầu ở bậc thấp thì càng xếp phía dưới.

Giải thích và phân tích

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ sử dụng phiên bản 5 bậc để phân tích và giải thích các hành động trong cuộc sống và giáo dục.

Image
Nguồn: www.ship.edu

1. Nhu cầu cơ bản (basic needs):
Nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu của cơ thể (body needs) hoặc nhu cầu sinh lý (physiological needs), bao gồm các nhu cầu cơ bản của con người như ăn, uống, ngủ, không khí để thở, tình dục, các nhu cầu làm cho con người thoải mái,…đây là những nhu cầu cơ bản nhất và mạnh nhất của con người. Trong hình kim tự tháp, chúng ta thấy những nhu cầu này được xếp vào bậc thấp nhất: bậc cơ bản nhất.

Maslow cho rằng, những nhu cầu ở mức độ cao hơn sẽ không xuất hiện trừ khi những nhu cầu cơ bản này được thỏa mãn và những nhu cầu cơ bản này sẽ chế ngự, hối thúc, giục giã một người hành động khi nhu cầu cơ bản này chưa đạt được.

Ông bà ta cũng đã sớm nhận ra điều này khi cho rằng: “Có thực mới vực được đạo”, cần phải được ăn uống, đáp ứng nhu cầu cơ bản để có thể hoạt động, vươn tới nhu cầu cao hơn.

Chúng ta có thể kiểm chứng dễ dàng điều này khi cơ thể không khỏe mạnh, đói khát hoặc bệnh tật, lúc ấy, các nhu cầu khác chỉ còn là thứ yếu.

Image
Nguồn: tiki.oneworld.net

Sự phản đối của công nhân, nhân viên khi đồng lương không đủ nuôi sống họ cũng thể hiện việc đáp ứng các yêu cầu cơ bản cần phải được thực hiện ưu tiên.

2. Nhu cầu về an toàn, an ninh (safety, security needs):
Khi con người đã được đáp ứng các nhu cầu cơ bản, tức các nhu cầu này không còn điều khiển suy nghĩ và hành động của họ nữa, họ sẽ cần gì tiếp theo? Khi đó các nhu cầu về an toàn, an ninh sẽ bắt đầu được kích hoạt. Nhu cầu an toàn và an ninh này thể hiện trong cả thể chất lẫn tinh thần.

Con người mong muốn có sự bảo vệ cho sự sống còn của mình khỏi các nguy hiểm. Nhu cầu này sẽ trở thành động cơ hoạt động trong các trường hợp khẩn cấp, nguy khốn đến tính mạng như chiến tranh, thiên tai, gặp thú dữ,…. Trẻ con thường hay biểu lộ sự thiếu cảm giác an toàn khi bứt rứt, khóc đòi cha mẹ, mong muốn được vỗ về.

Nhu cầu này cũng thường được khẳng định thông qua các mong muốn về sự ổn định trong cuộc sống, được sống trong các khu phố an ninh, sống trong xã hội có pháp luật, có nhà cửa để ở,…Nhiều người tìm đến sự che chở bởi các niềm tin tôn giáo, triết học cũng là do nhu cầu an toàn này, đây chính là việc tìm kiếm sự an toàn về mặt tinh thần.

Các chế độ bảo hiểm xã hội, các chế độ khi về hưu, các kế hoạch để dành tiết kiệm, …cũng chính là thể hiện sự đáp ứng nhu cầu an toàn này.

* Thông qua việc nghiên cứu 2 cấp bậc nhu cầu trên chúng ta có thể thấy nhiều điều thú vị:

- Muốn kìm hãm hay chặn đứng sự phát triển của một người nào đó, cách cơ bản nhất là tấn công vào các nhu cầu bậc thấp của họ. Nhiều người làm việc chịu đựng các đòi hỏi vô lý, các bất công, vì họ sợ bị mất việc làm, không có tiền nuôi bản thân và gia đình, họ muốn được yên thân,…

- Muốn một người phát triển ở mức độ cao thì phải đáp ứng các nhu cầu bậc thấp của họ trước: đồng lương tốt, chế độ đãi ngộ hợp lý, nhà cửa ổn định,…Chẳng phải ông bà chúng ta đã nói: “An cư mới lạc nghiệp” hay sao?

- Một đứa trẻ đói khát cùng cực thì không thể học tốt, một đứa trẻ bị stress thì không thể học hành, một đứa trẻ bị sợ hãi, bị đe dọa thì càng không thể học. Lúc này, các nhu cầu cơ bản, an toàn, an ninh được kích hoạt và nó chiếm quyền ưu tiên so với các nhu cầu học hành. Các nghiên cứu về não bộ cho thấy, trong các trường hợp bị sợ hãi, bị đe doạ về mặt tinh thần và thể xác, não người tiết ra các hóa chất ngăn cản các quá trình suy nghĩ, học tập.

3. Nhu cầu về xã hội (social needs):
Nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu mong muốn thuộc về một bộ phận, một tổ chức nào đó (belonging needs) hoặc nhu cầu về tình cảm, tình thương (needs of love). Nhu cầu này thể hiện qua quá trình giao tiếp như việc tìm kiếm, kết bạn, tìm người yêu, lập gia đình, tham gia một cộng đồng nào đó, đi làm việc, đi chơi picnic, tham gia các câu lạc bộ, làm việc nhóm, …

Nhu cầu này là một dấu vết của bản chất sống theo bầy đàn của loài người chúng ta từ buổi bình minh của nhân loại. Mặc dù, Maslow xếp nhu cầu này sau 2 nhu cầu phía trên, nhưng ông nhấn mạnh rằng nếu nhu cầu này không được thoả mãn, đáp ứng, nó có thể gây ra các bệnh trầm trọng về tinh thần, thần kinh. Nhiều nghiên cứu gần đây cũng cho thấy, những người sống độc thân thường hay mắc các bệnh về tiêu hóa, thần kinh, hô hấp hơn những người sống với gia đình. Chúng ta cũng biết rõ rằng: sự cô đơn có thể dễ dàng giết chết con người. Nhiều em ở độ tuổi mới lớn đã lựa chọn con đường từ bỏ thế giới này với lý do: “Những người xung quanh, không có ai hiểu con!”.

Image
Nguồn: www.fdccc.org

Để đáp ứng cấp bậc nhu cầu thứ 3 này, nhiều công ty đã tổ chức cho các nhân viên có các buổi cắm trại ngoài trời, cùng chơi chung các trò chơi tập thể, nhà trường áp dụng các phương pháp làm việc theo nhóm, các phương pháp giảng dạy dựa trên vấn đề, các tổ chức Đoàn, Đội trong nhà trường được giao trách nhiệm tập hợp các em, định hướng các em vào những hoạt động bổ ích. Các kết quả cho thấy: các hoạt động chung, hoạt động ngoài trời đem lại kết quả tốt cho tinh thần và hiệu suất cho công việc được nâng cao.

Kinh nghiệm giảng dạy của nhiều giáo viên cũng đưa đến kết luận: phần lớn các em học sinh sống trong các gia đình hay bất hòa, vợ chồng lục đục, thiếu quan tâm, tình thương của gia đình thường có kết quả học tập không cao như các em học sinh khác.

4. Nhu cầu về được quý trọng (esteem needs):
Nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu tự trọng (self esteem needs) vì nó thể hiện 2 cấp độ: nhu cầu được người khác quý mến, nể trọng thông qua các thành quả của bản thân, và nhu cầu cảm nhận, quý trọng chính bản thân, danh tiếng của mình, có lòng tự trọng, sự tự tin vào khả năng của bản thân. Sự đáp ứng và đạt được nhu cầu này có thể khiến cho một đứa trẻ học tập tích cực hơn, một người trưởng thành cảm thấy tự do hơn.

Chúng ta thường thấy trong công việc hoặc cuộc sống, khi một người được khích lệ, tưởng thưởng về thành quả lao động của mình, họ sẵn sàng làm việc hăng say hơn, hiệu quả hơn. Nhu cầu này được xếp sau nhu cầu “thuộc về một tổ chức”, nhu cầu xã hội phía trên. Sau khi đã gia nhập một tổ chức, một đội nhóm, chúng ta luôn muốn được mọi người trong nhóm nể trọng, quý mến, đồng thời chúng ta cũng phấn đấu để cảm thấy mình có “vị trí” trong nhóm đó.

Image
Nguồn: buddhism.kalachakranet.org

Kinh nghiệm giáo dục cũng chỉ ra rằng: các hành động bêu xấu học sinh trước lớp, cho các học sinh khác “lêu lêu” một em học sinh bị phạm lỗi,… chỉ dẫn đến những hậu quả tồi tệ hơn về mặt giáo dục, tâm lý.

Nhà sư phạm lỗi lạc Makarenko trong suốt cuộc đời dạy dỗ trẻ em hư, khi được hỏi bí quyết nào để sửa trị các em, ông nói “Tôi chỉ đúc kết trong một công thức ngắn gọn: Tôn trọng và yêu cầu cao”. Bản chất tâm lý con người ai cũng muốn được tôn trọng, chạm đến lòng tự trọng là chạm đến điều sâu và đau nhất, là điểm tử huyệt nhất của con người (cho dù đó là đứa trẻ khó dạy, chưa ngoan).
Chỉ tôn trọng mà không yêu cầu là không ổn. Khi được tôn trọng là đã cho con người ở đúng vị trí “Người” nhất của mình. Do vậy, cần có trách nhiệm buộc phải sống và hành xử đúng đắn với sự tôn trọng đó.””
( Trích VietNamNet, ngày 30/10/2007)

5. Nhu cầu được thể hiện mình (self-actualizing needs):
Khi nghe về nhu cầu này: “thể hiện mình” chúng ta khoan vội gán cho nó ý nghĩa tiêu cực. Không phải ngẫu nhiên mà nhu cầu này được xếp đặt ở mức độ cao nhất. “Thể hiện mình” không đơn giản có nghĩa là nhuộm tóc lòe lẹt, hút thuốc phì phèo, “xổ nho” khắp nơi, nói năng khệnh khạng, …

Maslow mô tả nhu cầu này như sau: “self-actualization as a person's need to be and do that which the person was “born to do”” (nhu cầu của một cá nhân mong muốn được là chính mình, được làm những cái mà mình “sinh ra để làm”). Nói một cách đơn giản hơn, đây chính là nhu cầu được sử dụng hết khả năng, tiềm năng của mình để tự khẳng định mình, để làm việc, đạt các thành quả trong xã hội.

Chúng ta có thể thấy nhiều người xung quanh mình, khi đã đi đến đoạn cuối của sự nghiệp thì lại luôn hối tiếc vì mình đã không được làm việc đúng như khả năng, mong ước của mình. Hoặc có nhiều trường hợp, một người đang giữ một vị trí lương cao trong một công ty, lại vẫn dứt áo ra đi vì muốn thực hiện các công việc mà mình mong muốn, cái công việc mà Maslow đã nói “born to do”. Đó chính là việc đi tìm kiếm các cách thức mà năng lực, trí tuệ, khả năng của mình được phát huy và mình cảm thấy hài lòng về nó.

Trong một cuộc phỏng vấn gần đây trên báo VietNamNet, diễn viên Quyền Linh đã trả lời câu hỏi của người phỏng vấn như sau:

PV: Nếu hiện tại có một lời mời đóng phim nhưng cát-sê không tương xứng với thời gian công sức anh sẽ phải bỏ ra thì anh có nhận không?

DV Quyền Linh: Bù lại nếu vai diễn đó hay thì thậm chí chỉ cần nuôi cơm, không cần tiền tôi cũng đóng. Từ trước đến nay đóng phim đâu có dư tiền, tôi biết điều đó mà. Nhưng hãy cho tôi một vai diễn, một cơ hội và một sự tôn trọng..
(Trích VietNamNet, ngày 27/11/2007)

Nhu cầu này cũng chính là mục tiêu cao nhất mà giáo dục hiện đại nhắm đến. Trong báo cáo của Unesco Learning: the Treasure Within, vấn đề học tập đã được mô tả qua 4 trụ cột của giáo dục (The Four Pillars of Education):

Image
Nguồn: www.unesco.org/delors/fourpil.htm

- Learning to know: Học để biết.
- Learning to do: Học để làm.
- Learning to live together: Học để chung sống.
- Learning to be: Học để tự khẳng định mình.

Kết luận

Thông qua lý thuyết về Thang bậc nhu cầu được đề xướng bởi nhà tâm lý học Abraham Maslow, mỗi người trong chúng ta có thể rút ra nhiều điều thú vị về những nhu cầu, giá trị trong cuộc sống, tìm hiểu các khó khăn mà học sinh gặp phải, các phương thức cần thiết để giáo dục hiệu quả.

Cũng giống như bao lý thuyết khác, lý thuyết này dĩ nhiên không phải là một sự tuyệt đối hóa và toàn vẹn, nó cũng nhận được nhiều ý kiến trái ngược và phản bác. Tuy nhiên, hơn 60 năm qua, lý thuyết vẫn được nhắc đến và sử dụng rộng rãi.

Saturday, June 20, 2009

Tìm: Làm sao để hạnh phúc?

Hạnh phúc vốn đơn sơ, bạn có thể tự tìm lấy bằng cách:

Yêu chính mình: Chấp nhận cả khuyết lẫn ưu điểm của mình. Hãy là chính mình để không bị đè bẹp bởi những chỉ trích, gièm pha. Đừng ngụy tạo để được yêu mến hay để che giấu con người thật của mình.

Biết hài lòng: Bằng lòng và biết ơn những gì mình có. Ray rứt, âu sầu vì những thứ mình thiếu, bạn sẽ mất đi niềm vui trước mắt.

Nhìn về tương lai: Bạn không thể thay đổi quá khứ, nhưng bạn có thể thụ hưởng hiện tại và lạc quan về tương lai. Dằn vặt về sai lầm quá khứ sẽ níu kéo, ngáng đường bạn. Tốt nhất hãy tiến lên, vươn tới những thành tựu mới.

Chấp nhận tốt xấu song hành: Cuộc sống tồn tại cả xấu lẫn tốt. Mọi vui buồn, vấp ngã đều có những bài học cho bạn, hun đúc cá tính của bạn. Chính điều này làm đa dạng cuộc sống của bạn.

Tránh chỉ trích người khác: Bới móc thất bại và lỗi lầm của người khác là một cách che giấu sự bất an của mình. Hãy quên và tha thứ. Đừng để cơn giận, nỗi sầu, thù hận thống trị bạn và cuộc sống của bạn.

Làm người khác hạnh phúc: Chỉ bằng những việc nhỏ nhoi thôi. Người ích kỷ hay đòi hỏi; vô cảm thường quạu quọ, cáu bẳn; trong khi người hạnh phúc luôn nở nụ cười và quan tâm đến người khác.

Làm những việc khiến bạn vui vẻ: Chăm sóc gia đình, dành thời gian vui chơi, thư giãn. Lo lắng về những điều mình không thể kiểm soát được khiến bạn dễ bị stress.

Phát triển những mối quan hệ lành mạnh: Hãy giao du với người đối xử tốt với bạn, nâng đỡ bạn lúc khó khăn, sẻ chia niềm vui với bạn.

Đặt mục tiêu hạnh phúc: Điều hài lòng trước mắt sẽ chóng qua, đôi khi còn để lại cảm giác trống rỗng. Đặt mục tiêu dài hạn bạn sẽ dồn tâm sức và thời gian thực hiện nó, bạn sẽ không ngừng tự hoàn thiện, tạo nên sự đổi đời cho mình.

Gột bỏ buồn đau: Không cho những lo lắng, sợ hãi, giận dữ có “đất sống” trong đầu bạn. Chia sẻ với người thân, bạn bè. Ra ngoài vận động. Dán quanh bàn làm việc, phòng ngủ của bạn những khẩu hiệu tích cực. Khi thất vọng tuyệt đối tránh sa vào rượu chè, ma túy.


Sunday, June 7, 2009

26 điều cần ghi nhớ trong cuộc sống

Đó là những điều giản dị nhưng cực kỳ hũu ích cho những ai muốn làm giàu thêm hành trang cuộc sống.

1. Nổi giận là trạng thái cái lưỡi làm việc nhanh hơn cái đầu.

2. Bạn không thể thay đổi quá khứ, nhưng có thể phá huỷ hiện tại bằng cách quá lo lắng cho tương lai.

3. Hãy yêu thương đi... rồi bạn chắc chắn sẽ được đáp lại.

4. Cuộc sống luôn ban tặng những điều tốt đẹp nhất cho những ai biết nhẫn nhịn.

5. Tất cả nụ cười đều có chung một ngôn ngữ.

6. Cái ôm là món quà lớn... Có thể cho đi lúc nào và dễ dàng được đáp lại.

7. Mọi người cần được yêu thương... nhất là khi họ không xứng đáng điều đó.

8. Thước đo của cải của một người là những gì anh ta đã cống hiến cho đời.

9. Tiếng cười là mặt trời của cuộc sống.

10. Ai ai cũng đẹp, có điều không phải ai cũng nhận ra nó.

11. Điều quan trọng cho cha mẹ là sống theo những gì họ dạy.

12. Cảm ơn cuộc sống về những gì bạn có, tin cuộc sống về những gì bạn cần.

13. Nếu bạn tiếc nuối ngày hôm qua và lo lắng ngày mai, bạn sẽ không có ngày hôm nay để cảm tạ.

14. Người bình thường nhìn hình thức, người thông thái nhìn nội tâm.

15. Sự lựa chọn của bạn ngày hôm nay sẽ có tác động đến ngày mai

16. Dành thời gian để cười, bởi đó chính là điệu nhạc của tâm hồn.

17. Nếu có ai nói xấu bạn, hãy sống làm sao để không ai tin điều đó.

18. Kiên nhẫn là khả năng bạn hãm phanh khi bạn có cảm giác như đang tăng tốc.

19. Tình yêu thương vững chắc sau khi trải qua những xung đột.

20. Điều tốt nhất cha mẹ có thể làm cho con cái là yêu thương nhau.

21. Những lời nói không tốt không làm gãy xương, nhưng có thể làm vỡ trái tim ta.

22. Để thoát khỏi gian nan, chỉ có cách đi xuyên qua nó.

23. Yêu thương là từ duy nhất có thể chia mà không bị giảm.

24. Hạnh phúc được tăng lên nhờ những người xung quanh, nhưng không phù thuộc vào họ.

25. Với mỗi phút bạn nổi giận, bạn mất đi 60 giây hạnh phúc mà không thể nào lấy lại được.

26. Làm bất cứ việc gì với hết khả năng, cho những ai bạn có thể, với những gì bạn có, và ở nơi nào bạn đang đứng.

Thursday, May 28, 2009

Người bạn bình thường và Người bạn thực sự

  • Người bạn bình thường không bao giờ trông thấy bạn khóc.
  • Người bạn thực sự nghiêng bờ vai để thấm ướt những giọt nước mắt của bạn.
  • Người bạn bình thường không biết tên bố mẹ bạn.
  • Người bạn thực sự có lưu số của bố mẹ bạn trong sổ điện thoại.
  • Người bạn bình thường mang quà đến bữa tiệc sinh nhật của bạn.
  • Người bạn thực sự đến sớm để cùng bạn chuẩn bị và thu vén.
  • Người bạn bình thường không thích bạn gọi điện khi cậu ấy đã đi ngủ.
  • Người bạn thực sự lo lắng hỏi tại sao lâu rồi bạn không gọi điện.
  • Người bạn bình thường tìm cách kể với bạn về những khó khăn của họ.
  • Người bạn thực sự tìm cách giúp bạn tháo gỡ khó khăn.
  • Người bạn bình thường phân vân về quá khứ của bạn.
  • Người bạn thực sự có thể “tống tiền” bạn về chuyện đó ấy chứ.
  • Người bạn bình thường khi đến thăm bạn tỏ ra khách sáo.
  • Người bạn thực sự mở tủ lạnh và tự nhiên như ở nhà.
  • Người bạn bình thường nghĩ rằng tình bạn sẽ kết thúc khi xảy ra “chiến tranh”.
  • Người bạn thực sự biết rằng chỉ sau khi trải qua “chiến tranh” mới chứng minh được tình bạn.
  • Người bạn bình thường muốn bạn ở bên họ mãi mãi.
  • Người bạn thực sự muốn mãi mãi được ở bên bạn!
  • Người bạn bình thường sẽ đọc thông điệp này rồi ném vào sọt rác.
  • Người bạn thực sự sẽ gửi thông điệp này đến khi có ai kia nhận được thì thôi.
Hãy gửi bài này cho bất cứ ai bạn quan tâm…
Nếu bạn nhận được hồi âm tức là bạn đã tìm ra những người bạn thực sự!

Tuesday, May 26, 2009

Làm sao sống hòa đồng với mọi người?

nh0cbu0ntjmban
tớ sống nội tâm, hay buồn rất ít vủi vẻ và hòa đồng với mọi người ( tự ti ) lại hay cáu gắt với mọi người nên chẳng ai muốn làm bạn với tớ. Ai có thể giúp tớ sống hòa đồng vui vẻ với mọi người ko?

iq.high
Buồn, ko vui vẻ, ko hòa đồng, tự ti, mặc cảm, nóng nảy, cáu gắt....hình như ông tập trung hết bóng đen của thế giới vào trong mình rồi. Phán 1 câu : trời cứu.

heoconthichngunuong123
ông á hả ... lại ngồi gần tui cáu gắt chữi tui là tui chữi lại cho bẻ mặt mai mốt hết dám chữi ai ông mà buồn ngồi kế tui tui cười woai` ông cũng phải cười theo tui rùi ^^ cười có lí chứ không cười bậy bạ ak` nghe ( nhưng mà lâu lâu cũng có cười bậy bạ chút ^^" ) hí hí cứ liên hệ với tui đêy và sau khi nói chiện xong ông sẽ tức mà không nói nên lời ^^ khè khè

sim888
hix cái này khó cứu nhưng ko phải ko cuu dc, bạn siếng đi chơi nói chuyên với mọi người ban đầu còn hơi khó, sau này sẽ khỏi thui

heoconthichngunuong123
tại ông thui chứ tại ai giờ ... sửa đổi bản tính đi hjx ông bà thường có câu Giang Sơn dễ đổi bản tính khó dời ... cứ việc vui cười đọc nhìu truyện cười vào ... cuộc sống như zi,. làm sao mà hạnh phúc đc chớ ... quên chuyện buồn nhớ chuyện vui còn cần gì nữa thì cứ qua gửi mail.zing.vn cho tui nhé ^^ tận tình chỉ giúp ^^

leconghaunoop
bạn nên kiếm một người yêu , xong rồi tâm sự với người đó . chắc bạn sẽ tốt hơn thôi . TÌnh yêu là liều thuốc tốt nhất cho mọi căn bệnh.

ifyoucomeback123
nhảm nhí,
thái độ giả tạo như vậy k ai quan tâm la đúng rồi,

mục đích chỉ giản đơn là tìm bạn thôi thì nói phức đi,

hạng như vậy cầm con dao rạch tay k biết đã dám cầm chưa mà đòi tự tử,

cảm giác cầm gần 30 viên thuốc ngủ và li nước lạnh ngắt mà k-thể-nuốt đc đã nếm wa chưa mà đòi tự tử .

crazyhuyenmonky
Mún Kím Nhìu Bạn Bạn Phải Hòa đồng 1 Chút
Vui Tính 1 Chút
Là Có Bạn àh
Còn Cứ Như Dị Quài
Suốt đời Cũng Dị Hôi

stpoint
gói gọn trong 6 chữ
THÂN THIỆN THÀNH THẬT THẲNG THẮN

te0ap0
không phải không có cách cứu đâu .Bạn muốn thoát ra khỏi cái cảnh ấy mình giới thiệu cho bạn một người .Người đó cũng nhue bạn trước đây nhưng mà giờ thì hết rồi chỉ trong một thời gian ngắn thôi đó .Liên hệ nick yahoo: tuthantinhyeu89 nhé .Bạn của Tè0 đó hihi

aollynk
Nội tâm ko phải là xấu.Thế nhưng bạn chui vào vỏ ốc chỉ vì tự ti thỳ bạn sai rồi.Con người vốn ko hoàn hảo,ai cũng đều có khiếm khuyết,chỉ cần bạn cố gắng để sống có ích thỳ chẳng ai dám phủ nhận khả năng của bạn cả.Vấn đề ở đây chỉ là dám hay k mà thôi,can đảm lên nào ^^

1. Cẩn thận lời nói khi nói chuyện với người khác, nói ít hơn những gì bạn suy nghĩ.

2. Hãy vui vẻ. Đừng lấy chuyện nhỏ làm chuyện lớn. Khi không vừa ý một cái gì hay điều gì đừng làm bé xé ra to .

3. Đừng có hứa nhiều, hứa ít mà giữ đúng lời hứa, và không nên hứa lèo.

4. Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau

5. Hãy thích thú vào công chuyện của người khác như là chuyện gia đình, công ăn việc làm, sở thích, khát vọng, tình yêu, vv... Biết lắng nghe va thông cảm với mọi người .

6. Đừng có đầu óc bảo thủ, cho rằng mình lúc nao cũng đúng, hãy tôn trọng ý kiến của người khác mặc dù mình không đồng ý. Tránh tranh cải hơn thua khi bàn luận một chuyện gì. Không chỉ trích cá tính của người khác.

7. Sống làm sao mà người khác không thể nói xấu sau lưng mình được (hơi khó làm)

8. Không nên nịnh bợ kẻ trên và coi thường kẻ dưới .

9. Đừng lo lắng về khả năng làm việc của mình. Hãy làm những gì bạn có thể làm và kiên nhẩn.

10. Hãy cẩn thận tới những suy nghĩ, lo lắng của người khác. Đừng ôm đồm, lấy chuyện của người ta làm chuyện của mình

Thursday, May 21, 2009

Nghệ thuật giao tiếp

Thưa tiến sĩ Adler,

Việc giao tiếp dường như đã trở thành chuyện quá khứ. Mọi người dường như không thể thông tiếp với nhau nữa. Ngay cả trong những cuộc trò chuyện dàn dựng trên tivi và trên radio, người ta dường như đang nói với chính họ hơn là nói với nhau. Ông có thể cho chúng tôi một vài chỉ dẫn thiết thực để tiến hành một cuộc giao tiếp đúng cách không? Điều gì làm cho một người trở thành người giao tiếp giỏi?

L.W.

L.W. thân mến,

Sự thiếu vắng giao tiếp tốt xảy ra vì người ta cho rằng năng lực giao tiếp là điều hiển nhiên. Họ nghĩ rằng một người hoặc được trời cho khiếu lém lỉnh hoặc không có khiếu đó. Thực ra giao tiếp là một nghệ thuật. Giống như bất kỳ năng lực nghệ thuật khác, nó đòi hỏi huấn luyện và kỷ luật. Thực hành sẽ cải thiện nó. Việc không ngừng nhận biết ở chỗ nào những lỗi lầm giao tiếp có thể mắc phải cũng giúp nâng cao nghệ thuật giao tiếp. Tôi cho rằng tự hỏi mình những câu hỏi sau đây sẽ rất hữu ích.

(1) Tôi đang nói chuyện về cái gì?

Trò chuyện phải có cơ sở vững chắc. Những người tham gia phải biết chủ đề là gì. Nếu họ không biết, cuộc trò chuyện sẽ lệch lạc. Như bất kỳ công trình xây dựng vội vã nào, chắc chắn nó sẽ rơi vào hỗn độn.

Vì lý do đó những qui tắc sau đây phải được tuân thủ. Khởi đầu bằng cách nêu lên những quan điểm riêng của bạn một cách ngắn gọn nhất, rõ ràng nhất có thể. Hãy để cho người kia diễn đạt lại những quan điểm đó bằng ngôn ngữ riêng của anh ta và đạt tới mức bạn thấy hài lòng. Tiếp đến hãy làm tương tự với những gì người kia muốn nói. Nếu bạn cương quyết như vậy, những gì bạn sắp nói tới sẽ rõ ràng ngay từ đầu. Và nếu sau đó bạn không vội vã bỏ những điểm chính yếu của câu chuyện, chủ đề sẽ không bị lạc mất.

(2) Tôi đang giao tiếp với ai?

Hầu hết mọi người đều quan tâm đến những chủ đề nào đó mà không quan tâm đến những chủ đề khác. Nếu bạn và một ai khác có cùng sự quan tâm, rất tốt. Nếu không, bạn có thể cố gắng thiết lập mối quan tâm đó. Nhưng nếu, sau vài cố gắng đáng kể, bạn thấy rằng người kia không đáp ứng, thì bạn đừng ra sức làm gì. Nếu bạn cứ ra sức, bạn sẽ rất thường thấy rằng mình chỉ phí thì giờ.

(3) Cuộc giao tiếp diễn ra trong những hoàn cảnh nào?

Có những thời điểm và địa điểm để nói chuyện nghiêm túc, những thời điểm và địa điểm để nói chuyện tầm phào, và những thời điểm và địa điểm để không nói gì cả. Nhiều cuộc giao tiếp thân mật bị hỏng ngay từ đầu vì hai bên tham gia không nhận ra được sự khác biệt đó.

Hãy cố luôn luôn cân nhắc những yếu tố ngoại cảnh có thể tác động đến sự giao tiếp. Nếu không có được một số điều kiện thuận lợi, hãy cố đánh giá xem chúng sẽ làm rối tung cuộc trò chuyện như thế nào. Nếu những điều kiện thuận lợi hoàn toàn thiếu, nếu những hoàn cảnh được sắp đặt để chống lại bạn, thì thậm chí đừng cố gắng. Bạn phải ứng biến, nhưng nếu bạn ghi nhớ những hoàn cảnh đó, bạn sẽ không phạm quá nhiều sai lầm.

(4) Tại sao tôi tham gia vào cuộc giao tiếp này?

Không ai bị ghét hơn kẻ tranh cãi chỉ để tranh cãi. Anh ta là kẻ ba hoa cổ vũ cho ý kiến “trò chuyện là vớ vẩn” trong khi, thực ra, nó là một trong những điều quí giá nhất trên đời này.

Chỉ gây gổ thôi không phải là trò chuyện. Khi chúng ta cố gắng cười xòa trước một lý lẽ đanh thép hoặc giễu cợt người kia, khi chúng ta đồng ý hay không đồng ý mà không hiểu gì, khi chúng ta trở nên mỉa mai, và khi chúng ta viện cớ không rõ ràng để đột ngột chấm dứt một cuộc bàn luận, là chúng ta không trò chuyện. Tất cả những gì chúng ta thu nhận là kết quả mà những mưu mẹo không minh bạch của chúng ta xứng đáng nhận lãnh – chiến thắng rẻ mạt chúng mang lại cho chúng ta.

(5) Tôi phải trình bày những gì có trong đầu như thế nào?

Mỗi người giao tiếp giỏi đều có một phong cách. Anh ta càng giỏi, phong cách anh ta càng linh hoạt. Anh ta biết rằng vốn từ vựng, kinh nghiệm, những điểm yếu, mối quan tâm, và sự tin tưởng của các cá nhân rất khác nhau. Do đó, để truyền đạt được điều anh ta muốn nói, anh ta phải không ngừng điều chỉnh lối nói của mình. Anh ta không bao giờ rơi vào những khuôn mẫu cứng nhắc.

(6) Khi nào thì những điều nào đó nên được nói ra?

Cũng quan trọng như phong cách trong giao tiếp là việc tính toán thời điểm. Bạn có thể làm mọi thứ khác một cách chính xác, nhưng nếu bạn nói điều đúng không đúng lúc, bạn đã thất bại. Cảm nhận được giây phút quan trọng trong lúc giao tiếp không phải dễ dàng. Tôi không biết có kỹ năng giao tiếp nào khó thủ đắc hơn nó. Và lý do khiến cho nó quá khó là vì nó đòi hỏi bạn lắng nghe người kia nói.

Không có chuyện một người giao tiếp giỏi một cách tự phát. Người nói chuyện nhanh, không cần nỗ lực, và lưu loát thì không có cảm hứng gì đặc biệt. Họ học hỏi để giao tiếp và lao động cật lực để những thói quen giao tiếp lưu loát trở thành một phần của họ. Nếu bạn hỏi họ, họ sẽ nói cho bạn biết rằng lúc mới bắt đầu rất gay go và họ thường xuyên tự hỏi: Cái gì? Với ai? Trong những hoàn cảnh nào? Tại sao? Như thế nào? Và Lúc nào?

Tuesday, May 12, 2009

5 câu hỏi để tìm đc mục tiêu cuộc sống.



1. Liệu mình có thực hiện được các mục tiêu đã đề ra?

Thực hiện được, nghĩa là thực tế và có thể đạt đến được. Vì đôi khi vô tình bạn đã đặt ra những mục tiêu mà bất kỳ ai cũng thực sư phải khó khăn mới đạt được, thậm chí khi họ có những phương tiện và thời gian để thực hiện.

Điều cần làm là bạn phải chia mục tiêu của mình thành những mục tiêu nhỏ hơn, thực tế hơn và phải thực hiện được trong những khung thời gian hợp lý. Thường thì bạn sẽ đạt được nhưng mục tiêu lớn hơn khi bạn đã được những mục tiêu nhỏ. Điều quan trọng là bạn nên chia những mục tiêu của mình càng thực tế và dễ thực hiện càng tốt.

2. Mình có đủ tự tin?

Thực tế là chỉ những người tin tưởng vào bản thân có thể đạt được thành công. Vì thế bạn nên tin vào mình, vào những gì bản thân có thể làm được để đạt được mục tiêu. Nghi ngờ bản thân là một tai hoạ lớn nhất và là trở ngại lớn nhất mà bạn phải vượt qua để đến được thành công. Có thể bạn đã mất tập trung vào những mục tiêu của mình vì vô tình bạn đã chưa vượt qua sự nghi ngờ bản thân ?

3. Mình đã có kế hoạch cụ thể nào chưa?

Vâng, bạn biết bạn muốn gì, nhưng bạn vẫn không biết phải làm gì để đạt được? Bạn cần có một sự huấn luyện chuyên môn hay nghệ thuật đặc biệt để có thể đạt được mục tiêu? Hay là một trình độ học vấn cao hơn? Bạn đã có một kế hoạch cho những việc phải làm để thực hiện mục tiêu cuả mình chưa? Những thứ rõ ràng hoặc không rõ ràng, bạn có cần chúng cho việc đat đến mục tiêu không?

Hãy bỏ một ít thời gian ngồi xuống và liệt kê tất cả những thứ bạn cần làm, hãy lập một kế hoạch. Cũng rất tốt nếu bạn chia nhỏ chúng thành những mục tiêu nhỏ và thực tế hơn và hãy thực hiện chúng.

4. Mình có đang trải sức quá nhiều?

Thỉnh thoảng, bạn nên thực hiện một mục tiêu hơn là cùng một lúc đổ sức cho quá nhiều mục tiêu. Thứ nhất, nếu thực hiện nhiều việc cùng một lúc sẽ gây nhiều trở ngai cho việc đạt được mục tiêu nhanh hơn. Lý do khác là bạn sẽ không thể tập trung hết sức lực cho một mục tiêu. Bạn sẽ phải mãi chạy theo và cố gắng đạt hết mục tiêu này đến mục tiêu khác, và đôi khi bạn sẽ chẳng đạt được gì. Hãy chia những mục tiêu theo thứ tự ưu tiên và hãy bắt đầu với những cái ưu tiên nhất hoặc thực tế nhất. Bằng cách này, bạn sẽ nhận thấy rằng bản thân mình làm được và đạt được nhiều cái hơn.

5. Mình có là người dễ bỏ cuộc không?

Đồng thời với việc tự hỏi xem liệu bạn có tin tưởng vào khả năng của bản thân hay không thì đây cũng là một câu hỏi quan trọng thứ hai bạn nên tự hỏi. Vâng, bạn đã thực hiện những bước để đạt đến mục tiêu, nhưng sau một vài thất bại, liệu bạn sẽ bỏ cuộc hay sẽ tiếp tục cố gắng? Bền bỉ và kiên nhẫn là chìa khoá đạt đến mục tiêu và thành công cuối cùng. Hãy luôn nhớ rằng có rất hiếm những người đạt được mục đích và thành công ngay từ những lần thử sức đầu tiên. Vì nếu ai cũng làm được vậy thì chẳng cần thiết phải xây dựng sự tự tin, tính bền bỉ và kiên nhẫn của bản thân mỗi người, phải không bạn?

Vì vậy, hãy tự hỏi 5 câu hỏi trên, hãy bắt đầu hành trình để đạt đến những mục tiêu của đời mình ngay từ hôm nay!

Thursday, May 7, 2009

Sống có mục tiêu

Mục tiêu là thứ gì đó giúp chúng ta tồn tại và đi mãi trên những đoạn đường đời. Một khi chúng ta mất mục tiêu, mất phương hướng thì chúng ta trở nên bồn chồn, lo âu. Bạn có bao giờ để ý thấy bạn chỉ thật sự sung sướng hạnh phúc khi đang thực hiện một điều gì đó chứ không phải là khi bạn đã hoàn thành nó không?


"Đề ra mục tiêu là việc hiển nhiên con người phải làm". Chúng ta không thể sống mà không có mục tiêu hoặc ít nhất là không có trong một thời gian dài. Bạn nhất thiết phải có một mục tiêu nếu bây giờ bạn chưa đề ra cho mình một danh sách các mục tiêu cần phải thực hiện.

"Mục tiêu gì là không quan trọng, điều quan trọng là bạn phải có mục tiêu". Có người cứ tìm cách trì hoãn thực hiện những gì họ nghĩ là có liên quan đến cuộc đời họ. Họ không chắc mục tiêu họ đề ra là hoàn toàn có lợi cho họ hay không, và vì thế họ chẳng bao giờ làm được điều gì cả.

Ví dụ như bạn luôn mong muốn trở lại trường Đại học để học lấy mảnh bằng, thế nhưng bạn không chắc rằng mục tiêu này có hợp lý hay không. Và rồi bạn cứ chần chừ, cứ mong muốn, cứ tính toán như thế mãi. Hai mươi, ba mươi năm sau, khi bạn già rồi thì bạn vẫn còn lưỡng lự, mà thời gian thì hết mất rồi.

Bạn đã không thấy được rằng nếu bạn quyết định quay lại học, và rồi bạn thấy rằng điều đó không cần thiết với bạn nữa thì điều mà bạn có được là: bạn đã hiểu ra vấn đề. Bạn đã biết rõ hơn rằng việc gì sẽ có lợi hay không có lợi cho bạn. Những người thành công là những người cho rằng "Thất bại là mẹ của thành công"; những người không thành công lại là những người cho rằng "Thất bại làm cho ta thêm nhụt chí".

Như ví dụ ở trên, khi bạn quay trở lại trường Đại học để học tiếp thì đích đến là mảnh bằng Đại học chẳng phải là điều quan trọng nhất mà quan trọng hơn tất cả chính là đoạn đường mà bạn đã đi qua. Một quãng thời gian mà bạn sẽ gặp gỡ thêm được nhiều người, tiếp xúc với nhiều người, học hỏi thêm nhiều điều, hiểu rõ bản thân mình hơn và có thêm nhiều kinh nghiệm.

Nếu như bạn định đi bộ vượt qua Châu Âu hoặc tạo một chiếc xe thể thao đời mới nhất, hay bắt đầu lập một công ty kinh doanh thì điều quan trọng không phải là việc đi bộ, chiếc xe hơi hay công ty kinh doanh mà là bạn phải trở thành một người như thế nào để đạt được mục tiêu đó.

Trong quá trình đi đến mục tiêu, bạn dần dần trở nên can đảm hơn, quyết đoán hơn, phát huy được những thế mạnh của mình, hiểu được nguyên tắc của bản thân, biết chịu đựng hơn, tự tin hơn,…

Những gì bạn thu nhặt được trong quá trình theo đuổi mục tiêu sẽ giúp bạn xem xét việc "Bạn sẽ trở nên như thế nào?".

Khi bạn bắt đầu thực hiện mục tiêu thì bạn nên nhớ một điều là không phải mọi việc đều xảy ra một cách suôn sẻ. Mục tiêu nào cũng đầy trở ngại khó khăn.



Khi thủy triều dâng lên, nó dâng lên một chút và rút xuống một chút, và nó dần dần dâng lên theo một lộ trình như vậy. Khi một cái cây phát triển, lá rụng đi một ít và lá mới mọc ra nhiều hơn và kết quả là cây dần dần lớn hơn, to ra… Các sự vật diễn biến, phát triển trên hành tinh này đều theo một đồ thị gấp khúc đi lên, là một tiến trình bất di bất dịch.

Ví dụ như bạn bắt đầu một chương trình giảm cân và có lúc thấy mình có lúc giảm cân, có lúc lại tăng cân, thế là bạn cho rằng việc giảm cân khó mà thực hiện được, và thế là bạn đành chấp nhận mình là một người… hơi bị tròn trịa. Hoặc như bạn bắt đầu một kế hoạch tiết kiệm tiền, và sau vài lần chi tiêu ngoài dự tính, bạn thấy không thể tiết kiệm được và dẹp luôn chuyện sống cần kiệm.

Hãy nhớ rằng, những người thành công không hẳn là những người thông minh kiệt xuất. Đơn giản là họ nắm bắt được quy luật phát triển của sự vật và nhận thấy rằng sự phát triển của họ phải tuân theo quy luật của các sự vật diễn ra xung quanh họ. Họ thấy rằng người ta đạt được đến mục tiêu bằng một quá trình điều chỉnh liên tục. Chúng ta đi sai đường (lệch hướng) thì điều chỉnh lại cho đúng hướng, điều chỉnh, điều chỉnh, và điều chỉnh.


"Hãy viết ra mục tiêu của chính mình".

Có một điều mà bạn cần làm khi đề ra mục tiêu cho mình là hãy viết ra mục tiêu của mình.

Bạn hãy bỏ đi suy nghĩ "Tất cả mục tiêu đều nằm trong đầu tôi, và cứ thế mà làm thôi" mà lấy ra một tờ giấy, cây viết và làm cho mình một bảng danh sách những mục tiêu cần thực hiện. Bảng danh sách chẳng phải là việc duy nhất cần làm để đạt đến mục tiêu, nhưng có nó sẽ giúp ta định ra hướng đi để đạt được mục tiêu mà chúng ta muốn trong cuộc sống.



Mục tiêu là cỗ xe chuyên chở chúng ta qua những đoạn đường chứa nhiều khó khăn thử thách, mà qua đó ta trưởng thành hơn. Chúng ta cần phải có mục tiêu không phải vì kết quả cuối cùng mà ta đạt được mà vì những gì thu nhặt được trong quá trình thực hiện mục tiêu đó.

Tuesday, May 5, 2009

Vì sao mà sống?

Có ba người mặt mày buồn bã đến hỏi ý kiến của một nhà hiền triết, làm thế nào để bản thân sống được vui vẻ.

- Trước tiên, các ông hãy nói xem các ông sống vì cái gì? - Nhà hiền triết hỏi.

Người đầu tiên nói:

- Vì tôi không muốn chết, vì vậy mà tôi sống.

Người thứ hai nói:

- Vì tôi muốn nhìn xem ngày mai có tốt hơn ngày hôm nay hay không, vì vậy mà tôi sống.

Người thứ ba nói:

- Vì tôi có một gia đình phải nuôi dưỡng. Tôi không thể chết, vì vậy mà tôi sống.

Nhà hiền triết lắc đầu nói:

- Thế thì đương nhiên các ông không được vui vẻ rồi, vì các ông sống chỉ vì sợ hãi, chờ đợi, trách nhiệm bất đắc dĩ, chứ không vì lý tưởng.

Sunday, April 5, 2009

Ý nghĩa của mục tiêu

Nếu bạn nản lòng khi gặp thất bại, xin hãy đọc câu chuyện sau. Bạn sẽ thấy đạt được mục đích nhiều khi chưa hẳn là điều quan trọng nhất. Tôi sẽ giải thích vì sao.

Có hai anh em nhà nọ quyết định đào một cái hố sau nhà. Trong khi hai anh em đang đào, có vài cậu bé hàng xóm đi qua và dừng lại xem.

“Các cậu làm gì vậy?” Một cậu hàng xóm hỏi.

“Bọn tớ định đào một cái hố xuyên qua trái đất!” Người em hồ hởi trả lời.

Các cậu bé hàng xóm ôm bụng cười chế giễu và nói với hai anh em rằng việc đào một cái hố xuyên qua trái đất là điều không thể.

Sau một lúc im lặng, người anh đưa cho các cậu bé hàng xóm xem một chiếc lọ đựng đầy nhện, giun và các loại côn trùng. Cậu nói với giọng bình thản và đầy tin tưởng: “Cho dù bọn tớ không đào được một cái hố xuyên qua trái đất, nhưng các cậu có thấy những thứ bọn tớ có được trong khi đào có tuyệt vời không.”

Mục tiêu của hai cậu bé quá xa vời, nhưng chính nhờ có mục tiêu mà hai cậu đã đào cái hố một cách hăng say. Và đó cũng chính là ý nghĩa của một mục tiêu: nó thôi thúc ta tiếp bước trên con đường đã chọn.

Không phải mọi mục tiêu đều có thể đạt được. Không phải mọi công việc đều kết thúc thành công. Không phải mọi mối quan hệ đều bền vững. Không phải mọi hi vọng đều đến bến đến bờ. Không phải mọi tình yêu đều là mãi mãi. Không phải mọi giấc mơ đều thành hiện thực.

Nhưng khi bạn chưa đạt được điều mình muốn, bạn có thể tự hào nói, “Đúng vậy, tôi chưa đạt được điều tôi muốn. Nhưng những gì tôi có được trong cuộc hành trình đi đến mục tiêu của mình, những gì tôi có được từ sự cố gắng của bản thân thật là tuyệt vời!”

Có người nói: “Thành công là một hành trình, không phải là một điểm đến.” Và tôi tin rằng, không phải là cái đích ở cuối con đường, mà chính là niềm vui ta có được trong cuộc hành trình mới thực sự là điều quan trọng.

Saturday, April 4, 2009

Các website hay

Nghệ thuật sống
http://www.petalia.org/inspiration.htm
http://fun.igala.net/suutam/motphuttrongcuocdoi.htm
http://fun.igala.net/suutam/motphuttrongcuocdoi_2.htm
http://www.tamlinh.com/
http://cuacuon.wordpress.com/2008/07/24/la-th%C6%B0-cu%E1%BB%91i-cung-c%E1%BB%A7a-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-lai-xe-t%E1%BA%A3i/
http://www.baihocthanhcong.com/forum/index.php

Danh bạ website Việt Nam
http://www.petalia.org/Vnlinks.htm


Hình ảnh
http://vn247.net/web/ao-giac.htm (hình ảo giác)

Sức Khỏe
http://www.bacsigiadinh.com/major.php?cid=13&page=1

Một số lời khuyên trong cuộc sống

  1. Nên ăn nhiều lương thực thô.
  2. Đừng nên dễ dàng tin vào những gì bạn nghe, đừng tiêu xài hết tiền bạn đang có, không nên muốn ngủ bao lâu thì ngủ bao lâu.
  3. Xin thành thật và thật lòng khi nói câu “I love you”
  4. Bất kể lúc nào khi nói câu “xin lỗi”, xin hãy nhìn thẳng vào mắt của đối phương.
  5. Hãy tin vào tiếng sét ái tình.
  6. Đừng bao giờ coi thường mơ ước của người khác.
  7. Bạn có thể bị tổn thương nếu yêu một người một cách say đắm, nhưng nó là phương pháp duy nhất khiến con người bạn trở nên toàn diện.
  8. Dùng phương pháp tinh vi và xác thật để giải quyết tranh chấp, không nên xúc phạm người khác.
  9. Đừng bao giờ đánh giá con người qua bề ngoài.
  10. Nói từ từ nhưng phải suy nghĩ nhanh.
  11. Khi người khác hỏi những điều mà bạn không muốn trả lời, xin hãy cười và nói “tại sao bạn lại muốn biết điều đó?”
  12. Gọi điện thoại cho mẹ, nếu không thể, ít nhất trong lòng bạn phải nghĩ về mẹ.
  13. Một khi gặp phải thất bại, bạn nên nhớ phải lấy đó làm kinh nghiệm học tập của bạn.
  14. Hãy ghi nhớ ba chữ “trọng”: tôn trọng mình; tôn trọng người khác; giữ lấy tôn trọng, phải có trách nhiệm đối với hành vi của mình.
  15. Đừng nên để việc tranh chấp nhỏ đi hủy hoại tình bạn vĩ đại.
  16. Bất luận lúc nào khi bạn phát hiện bạn làm sai, xin hết lòng tìm cách bù đắp. Phải nhanh chân lên!
  17. Bất luận lúc nào khi bạn nghe điện thoại, khi nhấc điện thoại lên xin bạn hãy cười lên, vì đối phương sẽ cảm nhận được nụ cười của bạn!
  18. Hãy kết hôn với người mà bạn thích chuyện trò với người đó, vì khi bạn già đi, bạn sẽ phát hiện, thích chuyện trò là một ưu điểm lớn.
  19. Nên chấp nhận sự thay đổi, nhưng không phải vứt bỏ quan niệm của mình.
  20. Hãy nhớ rằng, im lặng là vàng.
  21. Hãy dành nhiều thời gian để đọc sách, ít xem ti vi.
  22. Tin tưởng vào thượng đế, nhưng đừng quên khóa cửa.
  23. Khi bạn cãi vã với người yêu, xin hãy giải quyết bằng lý trí, không nên moi những gì đã qua ra nói.
  24. Đừng trốn tránh ngày hôm qua.
  25. Nên chú ý ý nghĩa từng câu nói của bạn.
  26. Cùng chia sẽ kiến thức của bạn với người khác, đó mới là đạo vĩnh hằng.
  27. Hãy làm những gì mà bạn phải làm.
  28. Đừng nên tin người không bao giờ nhắm mắt khi hôn bạn
  29. Mỗi năm ít nhất đi một nơi mà bạn chưa hề đi qua.
  30. Nếu bạn kiếm được nhiều tiền, nên làm nhiều việc thiện khi bạn còn sống, đó là một cách trả báo tốt nhất cho bạn.
  31. Hiểu sâu và lý giải đúng tất cả các quy tắc, hợp lý cải tiến những quy tắc đó.
  32. Ghi nhớ rằng: quan hệ tốt nhất là yêu và cho người khác hơn là yêu cầu người khác.
  33. Hãy nhìn lại mục đích mà bạn thề sẽ đạt được và phân tích mình đã thành công đến mức nào.
  34. Bất luận trong nấu ăn hay trong tình yêu, bạn đều phải dùng 100% trách nhiệm trong thái độ đối xử .
  35. Tất cả mọi việc đến tận cùng rồi sẽ ổn. Nếu mọi việc chưa ổn tức là chưa phải là tận cùng.
  36. Ðừng khóc vì mọi việc đã qua, hãy cười vì mọi việc đang chờ phía trước.
  37. Luôn nhớ rằng bạn có hai cánh tay: một để tự giúp đỡ chính mình, một để giúp đỡ những người khác.
  38. Hãy nhớ: mọi việc xảy ra đều có nguyên do.
  39. Khi một cánh cửa hạnh phúc đóng lại, một cánh cửa khác sẽ mở ra. Nhưng thường ta cứ ngắm mãi cánh cửa đóng lại để rồi ko thấy cánh cửa đang mở ra. Chúc bạn biết mở cửa.
  40. Đừng do dự khi đón nhận sự giúp đỡ, tất cả chúng ta đều cần được giúp đỡ, ở bất kỳ khoảng thời gian nào trong cuộc đời.
  41. Thành công không phải là cái đích ở cuối con đường, mà chính là niềm vui ta có được trong cuộc hành trình mới thực sự là điều quan trọng.
  42. Nhiều lúc chúng ta cũng thất bại, không phải vì chúng ta sợ hay bởi áp lực của những người xung quanh hay tại bất cứ điều gì, mà chỉ vì chúng ta không nhìn thấy rõ mục tiêu của mình

Thursday, April 2, 2009

Chọn bạn mà chơi!

"Muốn làm người tốt phải tìm bạn tốt" - Cổ Ngữ

"Ai giao tiếp với người khôn ngoan, trở nên khôn ngoan; nhưng kẻ làm bạn với bọn điên dại sẽ bị tàn hại"
- Châm Ngôn

"Không cậy mình lớn, không cậy mình tôn quý, không cậy mình anh em giàu sang mà kết giao bằng hữu. Kết giao bằng hữu, là vì phẩm đức của đối phương mà kết giao, không được cậy vào bất cứ gì khác" - Mạnh Tử

Một trong những nhu cầu của con người là mối quan hệ giữa người với người. Để có được và duy trì mối quan hệ này con người cần có bạn bè. Không ai thích sống đơn độc. Ai cũng muốn có ít nhất là một người bạn để tâm sự, vui chơi, học hỏi, giúp đỡ lẫn nhau.

Vấn đề là nên kết bạn với ai? Chúng ta cần chọn bạn mà chơi chớ không phải gặp ai cũng kết làm bạn. Không thể nào người khôn và kẻ dại giao tiếp thân thiết với nhau mà có thể hồn ai nấy giữ, chuyện ai nấy lo. Có người vì chơi với bạn mà trở thành điên dại. Có người nhờ chơi với bạn mà trở nên khôn ngoan. Vì sao? Vì gần mực thì đen, gần đèn thì sáng. Bạn bè có thể thay đổi suy nghĩ, quan niệm và cách sống của chúng ta. Bạn bè xấu làm hư tánh nết tốt.

Quyết định giao tiếp, làm bạn, nói cách đơn giản là chơi với một ai đó có thể thay đổi con người của bạn. Chơi với một người khôn ngoan sẽ ích lợi cho bạn, còn chơi với người điên dại cuộc đời của bạn sẽ hư hỏng.

Bạn cần xét lại phẩm cách của những người mà bạn giao tiếp lâu nay. Sau một thời gian chơi với những người đó, bạn thấy đã học hỏi được những ích lợi nào trong cách suy nghĩ và cách sống khôn ngoan hơn, hay khiến bạn trở nên hư đốn hơn? Bạn bè gây ảnh hưởng tiêu cực hoặc tích cực trên bạn? Khi bạn không thể tạo ảnh hưởng tốt trên người khác mà trái lại còn bị những điều xấu của người khác chi phối thì bạn cần làm gì?

Mong bạn sớm nhận ra tầm quan trọng của việc nên giao tiếp với ai và không nên làm bạn với ai. Bạn vẫn có thể rút lui khỏi nhóm người điên dại và tìm đến người khôn ngoan để kết bạn. Vấn đề là bạn có nhận ra và dám dứt khoát với bản thân hay không? Cuộc đời của bạn trở nên khôn ngoan hoặc bị huỷ hoại tuỳ thuộc rất nhiều vào quyết định chọn bạn mà chơi.

"Đừng quên tìm cho mình một người bạn thật sự, bởi bạn bè chính là điều cần thiết trong suốt cuộc đời. Chỉ cần một người bạn tốt cũng đủ để thoát khỏi thế giới tối tăm"

Sunday, March 29, 2009

Tiền không phải là tất cả



1.Có tiền ta có thể mua được ngôi nhà nhưng không mua được một tổ ấm

2.Có tiền ta có thể mua được đồng hồ nhưng không thể mua được thời gian
3.Có tiền ta có thể mua được một chiếc giường nhưng không thể mua được một giấc ngủ
4.Có tiền ta có thể mua được một cuốn sách nhưng không thể mua được kiến thức
5.Có tiền ta có thể mua được địa vị nhưng không thể mua được sự nể trọng
6.Có tiền ta có thể mua được máu nhưng không thể mua được cuộc sống
7.Có tiền ta có thể đến khám bác sĩ nhưng không thể mua được một sức khỏe tốt
8.Có tiền ta có thể mua được một thể xác nhưng không thể mua được tình yêu

Wednesday, March 25, 2009

Những cách để thoát khỏi tâm bệnh



1. Khi rắc rối xảy ra ta không coi nó là rắc rối mà là thử thách.

2. Đừng ta thán nữa, hãy kiểm soát bản thân bạn. Hãy ý thức mình đang sống thì hiện tại. Thường người ta hay lo cho tương lai, u buồn về quá khứ nên lo lắng tăng cao. Khi chúng ta có phong cách sống khác đi, những bực bội, tức giận, rắc rối sẽ qua đi.

3. Cần tăng cường giao tiếp; cảm thấy người và sự kiện xung quanh thế nào nên nói ra. Bởi vì khi chia sẻ, vấn đề được mổ xẻ và trở nên nhẹ nhàng.

4. Cần có sự hợp tác. Khi chúng ta giúp đỡ người khác giải quyết vấn đề của họ, lúc đó mình sẽ thấy rắc rối của mình là quá nhỏ.

Monday, March 16, 2009

Lời khai thị vàng ngọc của "Tịnh Không Pháp Sư" - trích từ "Tịnh Ảnh Lục toàn tập"



Lời Khai Thị (I)
- Phật dạy cho chúng ta chân tướng của vũ trụ nhân sinh. Sinh mạng của chúng ta chẳng phải một đời này, một kiếp này, mà là đời đời kiếp kiếp, nối tiếp chẳng dứt. Đây tức chỗ gọi là luân hồi. Luân hồi là chân tướng sự thật giữa vũ trụ, bởi vì việc này chẳng phải mắt thịt của chúng ta có thể nhìn thấy được.
- Cho nên cái kiếp lục đạo luân hồi, vào trước thời kỳ đức thích ca mâu ni phật chưa xuất hiện tại thế gian này, thì trong các tôn giáo của ấn độ cũng rất lưu hành. Cho nên đây là một sự thật, chúng ta nhất định phải biết nhân quả là thông ba đời. Tức là có đời quá khứ, đời hiện tại và đời vị lai. Vì vậy cho nên chúng ta không chỉ là khởi tâm động niệm, mà tất cả những tạo tác đều phải vì xã hội chịu lấy trách nhiệm, phải vì lịch sử chịu lấy trách nhiệm, càng phải vì đời sau của chính mình chịu lấy trách nhiệm. Hiểu rõ được sự thật này, hiểu rõ đạo lý này, thì chúng ta khởi tâm động niệm, ngôn ngữ tạo tác, tự nhiên sẽ cẩn thận.
- Tất cả chúng sanh trải qua vô thỉ kiếp đến nay, chẳng biết mình đang ở đâu. Phật trong các kinh lớn thường nói: Tâm là chính mình, cái mà thiên tông nói là bản lai diện mục trước khi cha mẹ chưa sanh ra, tức là chính mình.
- Chúng sanh đã mê, cho là tâm ở trong thân, chẳng biết trạng huống thật tại chân tâm của mình. Lại càng chẳng biết sơn hà đại địa, cùng vạn sự vạn vật đều là hiện tượng chỗ hiện trong tâm mình, là tự mình tạo tác sanh ra. Cảnh giới trước mắt là tâm lý của chính mình biến hiện ra. Nếu như mình làm chủ được, thì có thể biến hiện ra tất cả đều là cảnh giới tốt. Trong tâm của mình chẳng có hạt giống, thì đâu có thể biến ra được. Hiểu rõ đạo lý này thì tâm sẽ bình lặng, gặp được kẻ ác cũng là tâm biến hiện ra. Ví như nằm mộng, những cảnh giới thiện ác hiện ra đều là chính mình những việc biến hiện trong mộng, chẳng phải từ bên ngoài đến. Kiếp sống chúng ta cũng giống như đang trong giấc đại mộng, chỉ là chúng ta chẳng thức tỉnh mà thôi. Ngài vĩnh dao đại sư có nói : "giác hậu không không vô đại thiên". Đây là lời nói sau khi chứng đạo.
- Người đời này giàu sang là do kiếp trước tu mà được. Nếu như đời này chẳng ưa thích làm việc thiện và bố thí, khi phước báu đã hưởng hết thì đời sau sẽ phải thọ khổ. Kẻ nghèo cơ hội tạo nghiệp ít, người giàu cơ hội tạo nghiệp nhiều. Người giàu ngày ngày đều đến quán ăn, tham đồ hưởng thụ, sát sanh tất nhiên phải nhiều hơn. Thế nên người giàu sau khi chết cơ hội đoạ tam ác đạo cũng nhiều hơn. Kẻ ngu si chỉ biết tranh danh đoạt lợi, kết quả chỉ là một trường trống không, ngược lại đã tạo ra tội nghiệp vô biên. Cho nên nói luân hồi là do chính mình tạo ra.
- Mỗi người đều có một quá khứ của họ. Bôn ba khắp nơi, trải qua mấy mươi năm, hồi tưởng lại giây lát thoảng nhiên như giấc mộng. Sự sự vật vật của hiện tại tuồng như là thật có. Nhưng những sự vật này, cuối cùng rồi cũng có thể biến hoại, cũng là vô thường. Vả lại sanh ra biến hoá trong từng sát na, nhanh như điện quang, vừa chớp là diệt mất. Cảnh giới ở vị lai cứ tưởng là tiền đồ gấm vóc. Tuồng như có thể có được vật gì thực tế. Song lê giống như mây khói, nắm bắt chẳng nhất định. Thân thể sát na đã trở thành già, không thể nào vĩnh viễn đều là 18 tuổi. Khi vừa sanh ra là đã hướng về phần mộ mà vào, chẳng có một giây ngừng nghĩ. Thân thể còn chẳng thể giữ được, huống chi là vật ngoại thân ư. Cho nên trong khởi tín luận nói : "Ân oán quá khứ sở niệm chư pháp, hoảng hốt như mộng","Ân oán hiện tại sở niệm chư pháp, do như điện quang","Ân oán vị lai sở niệm chư pháp, do như phù vân, hốt nhi nhi khởi"
- Tất cả sự vật đều là giả tướng chỗ hiện ra do nhân duyên hoà hợp. Duyên tựu thì sanh, duyên tan thì diệt. Sự sum họp của gia đình đều là nhân duyên: "Có ân, có oán, có đòi nợ, có trả nợ". Trước khi cha mẹ sanh ra ta thì ta ở đâu, tương lai đi về đâu chưa từng nghĩ qua, cũng chả cần nghĩ đến. Chỉ nghĩ đến là làm sao kiếm ra tiền, thăng quan phát tài, tranh danh đoạt lợi, thành gia lập nghiệp. Vì cái mạng sống vỏn vẹn chỉ mấy mươi năm mà bôn ba lao nhọc, tạo các tội ác. Các thứ tạo tác này đều là xu hướng dẫn đến con đường phiền não. Phiền não đều do tham sân si mà có.
- Hiện nay trên thế giới người thiện thì ít, kẻ ác thì nhiều, có thể thấy cái thế giới này là ngũ trọc ác thế, giống như căn nhà lửa. Đời này xử thế không nên oán trời trách người. Bất luận gặp cảnh giới thiện hay ác đều dửng dưng an nhiên. Mỗi người tu chứng khác nhau, kẻ khác không cách chi thay thế được. Nếu có thể thay thế thì thập phương chư phật đại từ đại bi sớm đã giúp chúng ta siêu thoát ra khỏi tam giới rồi. Phật bồ tát chỉ có thể làm tăng thượng duyên.

Lời khai thị (II)
- Thế gian này sanh tử già bệnh là nỗi khổ đau mà bất cứ ai đều chẳng có cách chi tránh miễn được. Chẳng những kẻ bần cùng đau khổ, người phú quý vẫn có nỗi đau khổ như nhau. Giác ngộ được thế gian là vô thường, sanh tử là việc lớn, đời người quả thật là khổ, cực lạc là chơn thật không hư. Tất cả việc trên thế gian đều chẳng phải thật tại, đều giống như huyển hoá.
- Thế gian chẳng thể nhìn thấu, tuy nhiên nếu anh đi xem hát thì sẽ dễ dàng hơn . Đời người chẳng qua là một vở kịch mà thôi. Khi chúng ta giựt mình tỉnh giấc, hãy thử nghĩ đến cảnh giới trong mộng đó còn nhớ được rất rõ ràng. Đời người lại cũng như cảnh mộng, quả là chẳng chơn thật. Cho nên hà tất phải làm khó cho chính mình, hà tất phải tạo tác ác nghiệp.
- Thế, xuất thế gian chỉ có một việc vãng sanh là chơn thật - ngoài ra đều toàn là giả cả. Những thứ hư giả ấy anh để trong lòng đến cuối cùng toàn là một màng trống rỗng, cái chi cũng chẳng được cả. Những người ngu si khờ dại mới đem danh văn lợi dưỡng, ngũ dục lục trần của thế gian để vào trong lòng - còn người học phật đem tam thừa phật pháp để vào trong lòng cũng đều sai cả (tức là nói lúc sắp vãng sanh). Cái giả mà đem để trong lòng, đến lúc lâm chung 1 thứ cũng chẳng mang theo được.
- Trên thế giới này chẳng có một vật gì chúng ta có thể mang theo được - chúng ta đến thế giới này chẳng mang theo chi cả, mai sau lúc ra đi cũng chẳng mang theo vật gì cả, duy chỉ có nghiệp theo mình - nghiệp lực chi phối chúng ta vào lục đạo luân hồi. Phật trong kinh thường khuyên chúng ta thế gian này là: "vạn ban tương bất khứ" - chẳng có một thứ nào có thể mang theo được.

Lời Khai Thị (III)
- Thế gian không luận thay đổi như thế nào đi nữa, trong muôn ngàn thay đổi ấy chúng ta phải cầu sự bất biến - sự bất biến duy nhất tức là niệm phật cầu sanh tịnh độ. Thời cuộc hiểm ác, tai nạn dồn dập - chúng ta muốn làm việc thiện nhưng việc thiện thường là gian nan trở ngại - nếu chẳng có tâm thanh tịnh, chẳng có trí tuệ và định lực thì không có cách chi đối phó với tai biến - cho nên tâm nhất định phải thanh tịnh, phải định được mới có trí tuệ biết làm cách nào để giải quyết vấn đề.
- Có nhiều người nhấn mạnh rằng: "Phải nên chú trọng dinh dưỡng, có nền y học tiến bộ mới có thể bảo trì sức khoẻ và sống lâu". Tuy nhiên chúng ta thấy có rất nhiều người sống cuộc sống cực khổ khó khăn, họ hằng ngày ăn uống đạm bạc thiếu thốn, vốn chẳng có gì gọi là dinh dưỡng cả, cũng chẳng cần ăn thức bổ dưỡng nhưng vẫn sống rất khoẻ mạnh vui vẻ, cũng rất trường thọ. Hiện nay trên toàn thế giới tai nạn quá nhiều, những người có phước báu tai nạn dù lớn đi nữa cũng có thể vượt qua - cho nên phải học tập thanh tịnh, thiện lương, tiết kiệm, tích phước - ở trong đại tai nạn tự cầu đa phước.
- Người xưa nói: "Hoạ từ miệng ra, lời nói không cẩn thận nhỏ thì là ảnh hưởng đến sự vinh nhục của cá nhân, lớn thì dẫn đến nước mất nhà tan"những sự việc này chúng ta từ trên lịch sử có thể thấy được rất nhiều - lắm lúc người nói là vô tâm, mà kẻ nghe lại có ý - thường thường cùng người kết chặt mối oán thù mà chính mình không hay không biết, tự mình nhất định phải cẩn thận.
- Sanh, lão, bệnh, tử tất cả chúng sanh đều vô phương tránh miễn được. Thế giới tất cả đều là giả cả vì là chẳng mang theo được, đã biết nó là giả thì hà thất lại phải so đo từng ly từng tí.

Lời Khai Thị (IV)
- Chúng ta hiện nay không luận là đối người, đối sự, đối vật đều là giả cả đều chẳng phải chơn - điều này phải biết Cái tâm giả này thường thường có thể đổi thay, từng giây từng phút đều đang biến đổi.
- Giả như chúng ta có thể nghĩ đến những người vãng sanh kia, chúng ta có hơn được ai đâu nào - nếu như sánh bằng họ thì chẳng phải chúng ta đã vãng sanh rồi sao, cho nên sánh không bằng họ - vừa thoạt nghĩ đến đây, cái tâm cống cao ngã mạn kia tự nhiên không còn nữa - chớ nên cùng người thế gian so sánh, phải nên cùng người đã vãng sanh kia để so sánh, vậy thì là đúng. Nếu nói cái này tôi cũng giỏi cái kia tôi cũng giỏi, chúng chẳng bằng tôi vậy thì đời sau vẫn phải trôi lăn trong lục đạo luân hồi mà thôi. Nếu như cảm thấy tôi rất giỏi thì cái tâm ngạo mạn kia liền nổi dậy - cho nên phải học cái chỗ chỗ không bằng người, việc việc không bằng người, thứ thứ không bằng người - từ sáng đến tối lão thật niệm phật, thì đó là đúng.
- Thế giới này anh nhìn thấu rồi, nhìn rõ rồi, nhìn hiểu rồi thì là tốt - chẳng có chi cả thì chẳng cần nhìn nữa, có thể đi được rồi - khi chưa nhìn qua cảm thấy rất hy hữu lạ lùng, sau khi nhìn rồi thì chẳng hy hữu lạ lùng - phải nên ra đi, đây là lúc mà chúng ta thiết tha nỗ lực niệm phật cầu sanh tịnh độ.
- Phật trong kinh kim cang nói rất hay: "Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng" - chẳng những tướng trong mộng là hư vọng mà ngay cả sum la vạn tượng trước mắt chúng ta đây cũng chẳng phải chơn thật.
- Con người đối với cảnh giới thiện thường hay dễ sơ xuất, đối với cảnh giới ác có thể sanh khởi tâm sợ sệt, kỳ thật cảnh giới thiện ác cả thảy đều phải chuyển.
- Khi gặp cảnh thuận thì trong lòng nhẹ nhõm, khi gặp cảnh nghịch thì trong lòng không tự tại cũng phải nghĩ đến niệm phật, chuyên tâm niệm phật thì có thể chuyển cảnh giới.
- Thế xuất thế gian tất cả pháp đều là vô lượng nhân duyên chỗ sanh ra, Thế gian tất cả pháp chẳng có ngẫu nhiên sanh ra - 1 bát nước, 1 chén cơm đều là tiền định
- Trong cuộc sống ngày thường chỗ tiếp xúc đến, thật tại mà nói đều chẳng ngoài nhân duyên quả báo - những việc vụn vặt này phàm phu chẳng hiểu được chơn tướng sự thật, bị một tí oan ức thì liền oán trời trách người, chẳng biết đây là tự làm tự chịu - cái nhơn tự mình đã tạo trong quá khứ hoặc là cái nhơn đời trước đã tạo, bây giờ gặp được duyên khởi hiện hành quả báo hiện tiền thì đương nhiên phải nhận chịu - tạo thiện nhơn thì nhận đó là thiện quả, tạo ác nhơn thì nhận đó là ác báu, không thể tránh miễn được. Chúng ta trước kia tạo đó là ác nhiều thiện ít cho nên một đời việc vừa ý thì ít, việc không vừa ý thì nhiều, đây là trong đời quá khứ tạo ác nghiệp nhiều, đây gọi là nghiệp chướng - chướng ngại cái gì? Chướng ngại thanh tịnh tâm, chướng ngại chơn như bản tánh.
- Bần cùng, bệnh tật là đang thọ báo thì giống như là đang trả nợ vậy - đời trước tạo ác nghiệp thì hiện nay đang lo thọ báo, báo hết thì xong rồi. Nếu chẳng có những thứ quả báo này đang ràng buộc lấy thì tránh không khỏi lại phải tạo nghiệp nữa. kẻ bần cùng chẳng có khả năng tạo nghiệp - vì những trường hợp này đều phải tiêu tiền, còn người bệnh tật thì không có đủ sức khoẻ để tạo nghiệp, thật tránh được rất nhiều cái duyên để tạo ác nghiệp.
- Có mấy ai có thể vào lúc này hồi đầu, có mấy ai biết nghĩ đến tương lai phải đoạ lạc trầm luân - đây là sự thật, một tí đều chẳng giả.
- Lời tục thường nói: "Lạc cực sanh bi" - chữ bi này chẳng những nói đến năm cuối của đời người, nỗi bi ai thật sự là sau khi chết - sau khi chết đoạ lạc tam đồ thì đó quả thật là bi ai.
- Nếu như có người thật sự sắp chết phải đoạ địa ngục, giờ phút này cái tâm thật sự khủng bố của hắn ta sẽ liền hiện tiền.
- Khổ phải biết thật khổ, chúng ta ở thế gian chịu tất cả khổ chẳng bằng cái khổ chịu của ngạ quỹ súc sanh trong tam đồ chẳng bằng cái khổ trong địa ngục - khổ nhất là địa ngục a tỳ. Trong kinh địa tạng bồ tát bổn nguyện kinh chỗ nói cái tướng của khổ đó thật tại mà nói chẳng ăn thua gì so với cái khổ trong địa ngục, chỉ là một giọt nước trong bể cả, cái khổ của địa ngục không sao nói hết được.
- Lão cư sĩ lý bỉnh nam trước khi vãng sanh một ngày, buổi chiều hôm ấy dẫn mấy đứa học trò đi dạo thì đã đem tin tức thố lộ cho học trò rằng: "Ngài phải ra đi, chẳng muốn ở lại nữa. Ngài cho học trò biết rằng: thời cuộc đã loạn lắm rồi, cho dù chư phật bồ tát thần tiên có xuống trần cũng chẳng cứu được nổi - duy chỉ có một con đường sống là tự mình niệm phật cầu sanh tịnh độ"; đây là lời dặn dò sau cùng của thầy lý.

Lời Khai Thị (V)
- Thế gian tất cả cứ mặc cho nó qua, tự mình đem việc của bổn phận làm cho tốt thì là chính xác
- Chúng sanh đều có phiền não, ân oán bất bình đã tích luỹ từ vô lượng kiếp đến nay, chúng ta giờ phút nào cũng đều gặp phải, cần phải nhẫn được, đối với hoàn cảnh tự nhiên càng phải nhẫn được
- Nếu như tự mình cảm thấy sống chung với đại chúng cái chi cũng chẳng hợp, đó là tự mình đang sanh phiền não vẫn chẳng phải đang học phật, học phật là phải đem những thứ này, li ti này viên dung trở lại đem nó hoá giải, cảnh giới này là từ trong nội tâm của mình sanh ra, vì thế cho nên phải từ trong nội tâm của mình để hoá giải - một lòng một dạ phải liễu sanh tử xuất tam giới - tất cả thứ trên thế gian này cùng ta chẳng có liên can, cảnh thuận cảnh nghịch tất cả đều tuỳ thuận, lấy việc sanh tử làm trọng; chúng ta là người niệm phật lấy việc vãng sanh làm sự, sự vụ quan trọng đệ nhất - ngoài việc cầu vãng sanh ra chẳng có bất cứ một việc gì đáng được để trong lòng.
- Những nhà đại phú quý đều là người đời trước đã từng ở trong phật môn niệm phật tu phước mà không thể liễu sanh tử; trong đời này có quyền có thế làm càng làm bậy, họ tạo tội nghiệp đó sánh với người thường nặng hơn nhiều. Một người thật sự giác ngộ là phải lấy việc sanh tử làm mục tiêu.