Thursday, May 28, 2009

Người bạn bình thường và Người bạn thực sự

  • Người bạn bình thường không bao giờ trông thấy bạn khóc.
  • Người bạn thực sự nghiêng bờ vai để thấm ướt những giọt nước mắt của bạn.
  • Người bạn bình thường không biết tên bố mẹ bạn.
  • Người bạn thực sự có lưu số của bố mẹ bạn trong sổ điện thoại.
  • Người bạn bình thường mang quà đến bữa tiệc sinh nhật của bạn.
  • Người bạn thực sự đến sớm để cùng bạn chuẩn bị và thu vén.
  • Người bạn bình thường không thích bạn gọi điện khi cậu ấy đã đi ngủ.
  • Người bạn thực sự lo lắng hỏi tại sao lâu rồi bạn không gọi điện.
  • Người bạn bình thường tìm cách kể với bạn về những khó khăn của họ.
  • Người bạn thực sự tìm cách giúp bạn tháo gỡ khó khăn.
  • Người bạn bình thường phân vân về quá khứ của bạn.
  • Người bạn thực sự có thể “tống tiền” bạn về chuyện đó ấy chứ.
  • Người bạn bình thường khi đến thăm bạn tỏ ra khách sáo.
  • Người bạn thực sự mở tủ lạnh và tự nhiên như ở nhà.
  • Người bạn bình thường nghĩ rằng tình bạn sẽ kết thúc khi xảy ra “chiến tranh”.
  • Người bạn thực sự biết rằng chỉ sau khi trải qua “chiến tranh” mới chứng minh được tình bạn.
  • Người bạn bình thường muốn bạn ở bên họ mãi mãi.
  • Người bạn thực sự muốn mãi mãi được ở bên bạn!
  • Người bạn bình thường sẽ đọc thông điệp này rồi ném vào sọt rác.
  • Người bạn thực sự sẽ gửi thông điệp này đến khi có ai kia nhận được thì thôi.
Hãy gửi bài này cho bất cứ ai bạn quan tâm…
Nếu bạn nhận được hồi âm tức là bạn đã tìm ra những người bạn thực sự!

Tuesday, May 26, 2009

Làm sao sống hòa đồng với mọi người?

nh0cbu0ntjmban
tớ sống nội tâm, hay buồn rất ít vủi vẻ và hòa đồng với mọi người ( tự ti ) lại hay cáu gắt với mọi người nên chẳng ai muốn làm bạn với tớ. Ai có thể giúp tớ sống hòa đồng vui vẻ với mọi người ko?

iq.high
Buồn, ko vui vẻ, ko hòa đồng, tự ti, mặc cảm, nóng nảy, cáu gắt....hình như ông tập trung hết bóng đen của thế giới vào trong mình rồi. Phán 1 câu : trời cứu.

heoconthichngunuong123
ông á hả ... lại ngồi gần tui cáu gắt chữi tui là tui chữi lại cho bẻ mặt mai mốt hết dám chữi ai ông mà buồn ngồi kế tui tui cười woai` ông cũng phải cười theo tui rùi ^^ cười có lí chứ không cười bậy bạ ak` nghe ( nhưng mà lâu lâu cũng có cười bậy bạ chút ^^" ) hí hí cứ liên hệ với tui đêy và sau khi nói chiện xong ông sẽ tức mà không nói nên lời ^^ khè khè

sim888
hix cái này khó cứu nhưng ko phải ko cuu dc, bạn siếng đi chơi nói chuyên với mọi người ban đầu còn hơi khó, sau này sẽ khỏi thui

heoconthichngunuong123
tại ông thui chứ tại ai giờ ... sửa đổi bản tính đi hjx ông bà thường có câu Giang Sơn dễ đổi bản tính khó dời ... cứ việc vui cười đọc nhìu truyện cười vào ... cuộc sống như zi,. làm sao mà hạnh phúc đc chớ ... quên chuyện buồn nhớ chuyện vui còn cần gì nữa thì cứ qua gửi mail.zing.vn cho tui nhé ^^ tận tình chỉ giúp ^^

leconghaunoop
bạn nên kiếm một người yêu , xong rồi tâm sự với người đó . chắc bạn sẽ tốt hơn thôi . TÌnh yêu là liều thuốc tốt nhất cho mọi căn bệnh.

ifyoucomeback123
nhảm nhí,
thái độ giả tạo như vậy k ai quan tâm la đúng rồi,

mục đích chỉ giản đơn là tìm bạn thôi thì nói phức đi,

hạng như vậy cầm con dao rạch tay k biết đã dám cầm chưa mà đòi tự tử,

cảm giác cầm gần 30 viên thuốc ngủ và li nước lạnh ngắt mà k-thể-nuốt đc đã nếm wa chưa mà đòi tự tử .

crazyhuyenmonky
Mún Kím Nhìu Bạn Bạn Phải Hòa đồng 1 Chút
Vui Tính 1 Chút
Là Có Bạn àh
Còn Cứ Như Dị Quài
Suốt đời Cũng Dị Hôi

stpoint
gói gọn trong 6 chữ
THÂN THIỆN THÀNH THẬT THẲNG THẮN

te0ap0
không phải không có cách cứu đâu .Bạn muốn thoát ra khỏi cái cảnh ấy mình giới thiệu cho bạn một người .Người đó cũng nhue bạn trước đây nhưng mà giờ thì hết rồi chỉ trong một thời gian ngắn thôi đó .Liên hệ nick yahoo: tuthantinhyeu89 nhé .Bạn của Tè0 đó hihi

aollynk
Nội tâm ko phải là xấu.Thế nhưng bạn chui vào vỏ ốc chỉ vì tự ti thỳ bạn sai rồi.Con người vốn ko hoàn hảo,ai cũng đều có khiếm khuyết,chỉ cần bạn cố gắng để sống có ích thỳ chẳng ai dám phủ nhận khả năng của bạn cả.Vấn đề ở đây chỉ là dám hay k mà thôi,can đảm lên nào ^^

1. Cẩn thận lời nói khi nói chuyện với người khác, nói ít hơn những gì bạn suy nghĩ.

2. Hãy vui vẻ. Đừng lấy chuyện nhỏ làm chuyện lớn. Khi không vừa ý một cái gì hay điều gì đừng làm bé xé ra to .

3. Đừng có hứa nhiều, hứa ít mà giữ đúng lời hứa, và không nên hứa lèo.

4. Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau

5. Hãy thích thú vào công chuyện của người khác như là chuyện gia đình, công ăn việc làm, sở thích, khát vọng, tình yêu, vv... Biết lắng nghe va thông cảm với mọi người .

6. Đừng có đầu óc bảo thủ, cho rằng mình lúc nao cũng đúng, hãy tôn trọng ý kiến của người khác mặc dù mình không đồng ý. Tránh tranh cải hơn thua khi bàn luận một chuyện gì. Không chỉ trích cá tính của người khác.

7. Sống làm sao mà người khác không thể nói xấu sau lưng mình được (hơi khó làm)

8. Không nên nịnh bợ kẻ trên và coi thường kẻ dưới .

9. Đừng lo lắng về khả năng làm việc của mình. Hãy làm những gì bạn có thể làm và kiên nhẩn.

10. Hãy cẩn thận tới những suy nghĩ, lo lắng của người khác. Đừng ôm đồm, lấy chuyện của người ta làm chuyện của mình

Thursday, May 21, 2009

Nghệ thuật giao tiếp

Thưa tiến sĩ Adler,

Việc giao tiếp dường như đã trở thành chuyện quá khứ. Mọi người dường như không thể thông tiếp với nhau nữa. Ngay cả trong những cuộc trò chuyện dàn dựng trên tivi và trên radio, người ta dường như đang nói với chính họ hơn là nói với nhau. Ông có thể cho chúng tôi một vài chỉ dẫn thiết thực để tiến hành một cuộc giao tiếp đúng cách không? Điều gì làm cho một người trở thành người giao tiếp giỏi?

L.W.

L.W. thân mến,

Sự thiếu vắng giao tiếp tốt xảy ra vì người ta cho rằng năng lực giao tiếp là điều hiển nhiên. Họ nghĩ rằng một người hoặc được trời cho khiếu lém lỉnh hoặc không có khiếu đó. Thực ra giao tiếp là một nghệ thuật. Giống như bất kỳ năng lực nghệ thuật khác, nó đòi hỏi huấn luyện và kỷ luật. Thực hành sẽ cải thiện nó. Việc không ngừng nhận biết ở chỗ nào những lỗi lầm giao tiếp có thể mắc phải cũng giúp nâng cao nghệ thuật giao tiếp. Tôi cho rằng tự hỏi mình những câu hỏi sau đây sẽ rất hữu ích.

(1) Tôi đang nói chuyện về cái gì?

Trò chuyện phải có cơ sở vững chắc. Những người tham gia phải biết chủ đề là gì. Nếu họ không biết, cuộc trò chuyện sẽ lệch lạc. Như bất kỳ công trình xây dựng vội vã nào, chắc chắn nó sẽ rơi vào hỗn độn.

Vì lý do đó những qui tắc sau đây phải được tuân thủ. Khởi đầu bằng cách nêu lên những quan điểm riêng của bạn một cách ngắn gọn nhất, rõ ràng nhất có thể. Hãy để cho người kia diễn đạt lại những quan điểm đó bằng ngôn ngữ riêng của anh ta và đạt tới mức bạn thấy hài lòng. Tiếp đến hãy làm tương tự với những gì người kia muốn nói. Nếu bạn cương quyết như vậy, những gì bạn sắp nói tới sẽ rõ ràng ngay từ đầu. Và nếu sau đó bạn không vội vã bỏ những điểm chính yếu của câu chuyện, chủ đề sẽ không bị lạc mất.

(2) Tôi đang giao tiếp với ai?

Hầu hết mọi người đều quan tâm đến những chủ đề nào đó mà không quan tâm đến những chủ đề khác. Nếu bạn và một ai khác có cùng sự quan tâm, rất tốt. Nếu không, bạn có thể cố gắng thiết lập mối quan tâm đó. Nhưng nếu, sau vài cố gắng đáng kể, bạn thấy rằng người kia không đáp ứng, thì bạn đừng ra sức làm gì. Nếu bạn cứ ra sức, bạn sẽ rất thường thấy rằng mình chỉ phí thì giờ.

(3) Cuộc giao tiếp diễn ra trong những hoàn cảnh nào?

Có những thời điểm và địa điểm để nói chuyện nghiêm túc, những thời điểm và địa điểm để nói chuyện tầm phào, và những thời điểm và địa điểm để không nói gì cả. Nhiều cuộc giao tiếp thân mật bị hỏng ngay từ đầu vì hai bên tham gia không nhận ra được sự khác biệt đó.

Hãy cố luôn luôn cân nhắc những yếu tố ngoại cảnh có thể tác động đến sự giao tiếp. Nếu không có được một số điều kiện thuận lợi, hãy cố đánh giá xem chúng sẽ làm rối tung cuộc trò chuyện như thế nào. Nếu những điều kiện thuận lợi hoàn toàn thiếu, nếu những hoàn cảnh được sắp đặt để chống lại bạn, thì thậm chí đừng cố gắng. Bạn phải ứng biến, nhưng nếu bạn ghi nhớ những hoàn cảnh đó, bạn sẽ không phạm quá nhiều sai lầm.

(4) Tại sao tôi tham gia vào cuộc giao tiếp này?

Không ai bị ghét hơn kẻ tranh cãi chỉ để tranh cãi. Anh ta là kẻ ba hoa cổ vũ cho ý kiến “trò chuyện là vớ vẩn” trong khi, thực ra, nó là một trong những điều quí giá nhất trên đời này.

Chỉ gây gổ thôi không phải là trò chuyện. Khi chúng ta cố gắng cười xòa trước một lý lẽ đanh thép hoặc giễu cợt người kia, khi chúng ta đồng ý hay không đồng ý mà không hiểu gì, khi chúng ta trở nên mỉa mai, và khi chúng ta viện cớ không rõ ràng để đột ngột chấm dứt một cuộc bàn luận, là chúng ta không trò chuyện. Tất cả những gì chúng ta thu nhận là kết quả mà những mưu mẹo không minh bạch của chúng ta xứng đáng nhận lãnh – chiến thắng rẻ mạt chúng mang lại cho chúng ta.

(5) Tôi phải trình bày những gì có trong đầu như thế nào?

Mỗi người giao tiếp giỏi đều có một phong cách. Anh ta càng giỏi, phong cách anh ta càng linh hoạt. Anh ta biết rằng vốn từ vựng, kinh nghiệm, những điểm yếu, mối quan tâm, và sự tin tưởng của các cá nhân rất khác nhau. Do đó, để truyền đạt được điều anh ta muốn nói, anh ta phải không ngừng điều chỉnh lối nói của mình. Anh ta không bao giờ rơi vào những khuôn mẫu cứng nhắc.

(6) Khi nào thì những điều nào đó nên được nói ra?

Cũng quan trọng như phong cách trong giao tiếp là việc tính toán thời điểm. Bạn có thể làm mọi thứ khác một cách chính xác, nhưng nếu bạn nói điều đúng không đúng lúc, bạn đã thất bại. Cảm nhận được giây phút quan trọng trong lúc giao tiếp không phải dễ dàng. Tôi không biết có kỹ năng giao tiếp nào khó thủ đắc hơn nó. Và lý do khiến cho nó quá khó là vì nó đòi hỏi bạn lắng nghe người kia nói.

Không có chuyện một người giao tiếp giỏi một cách tự phát. Người nói chuyện nhanh, không cần nỗ lực, và lưu loát thì không có cảm hứng gì đặc biệt. Họ học hỏi để giao tiếp và lao động cật lực để những thói quen giao tiếp lưu loát trở thành một phần của họ. Nếu bạn hỏi họ, họ sẽ nói cho bạn biết rằng lúc mới bắt đầu rất gay go và họ thường xuyên tự hỏi: Cái gì? Với ai? Trong những hoàn cảnh nào? Tại sao? Như thế nào? Và Lúc nào?

Tuesday, May 12, 2009

5 câu hỏi để tìm đc mục tiêu cuộc sống.



1. Liệu mình có thực hiện được các mục tiêu đã đề ra?

Thực hiện được, nghĩa là thực tế và có thể đạt đến được. Vì đôi khi vô tình bạn đã đặt ra những mục tiêu mà bất kỳ ai cũng thực sư phải khó khăn mới đạt được, thậm chí khi họ có những phương tiện và thời gian để thực hiện.

Điều cần làm là bạn phải chia mục tiêu của mình thành những mục tiêu nhỏ hơn, thực tế hơn và phải thực hiện được trong những khung thời gian hợp lý. Thường thì bạn sẽ đạt được nhưng mục tiêu lớn hơn khi bạn đã được những mục tiêu nhỏ. Điều quan trọng là bạn nên chia những mục tiêu của mình càng thực tế và dễ thực hiện càng tốt.

2. Mình có đủ tự tin?

Thực tế là chỉ những người tin tưởng vào bản thân có thể đạt được thành công. Vì thế bạn nên tin vào mình, vào những gì bản thân có thể làm được để đạt được mục tiêu. Nghi ngờ bản thân là một tai hoạ lớn nhất và là trở ngại lớn nhất mà bạn phải vượt qua để đến được thành công. Có thể bạn đã mất tập trung vào những mục tiêu của mình vì vô tình bạn đã chưa vượt qua sự nghi ngờ bản thân ?

3. Mình đã có kế hoạch cụ thể nào chưa?

Vâng, bạn biết bạn muốn gì, nhưng bạn vẫn không biết phải làm gì để đạt được? Bạn cần có một sự huấn luyện chuyên môn hay nghệ thuật đặc biệt để có thể đạt được mục tiêu? Hay là một trình độ học vấn cao hơn? Bạn đã có một kế hoạch cho những việc phải làm để thực hiện mục tiêu cuả mình chưa? Những thứ rõ ràng hoặc không rõ ràng, bạn có cần chúng cho việc đat đến mục tiêu không?

Hãy bỏ một ít thời gian ngồi xuống và liệt kê tất cả những thứ bạn cần làm, hãy lập một kế hoạch. Cũng rất tốt nếu bạn chia nhỏ chúng thành những mục tiêu nhỏ và thực tế hơn và hãy thực hiện chúng.

4. Mình có đang trải sức quá nhiều?

Thỉnh thoảng, bạn nên thực hiện một mục tiêu hơn là cùng một lúc đổ sức cho quá nhiều mục tiêu. Thứ nhất, nếu thực hiện nhiều việc cùng một lúc sẽ gây nhiều trở ngai cho việc đạt được mục tiêu nhanh hơn. Lý do khác là bạn sẽ không thể tập trung hết sức lực cho một mục tiêu. Bạn sẽ phải mãi chạy theo và cố gắng đạt hết mục tiêu này đến mục tiêu khác, và đôi khi bạn sẽ chẳng đạt được gì. Hãy chia những mục tiêu theo thứ tự ưu tiên và hãy bắt đầu với những cái ưu tiên nhất hoặc thực tế nhất. Bằng cách này, bạn sẽ nhận thấy rằng bản thân mình làm được và đạt được nhiều cái hơn.

5. Mình có là người dễ bỏ cuộc không?

Đồng thời với việc tự hỏi xem liệu bạn có tin tưởng vào khả năng của bản thân hay không thì đây cũng là một câu hỏi quan trọng thứ hai bạn nên tự hỏi. Vâng, bạn đã thực hiện những bước để đạt đến mục tiêu, nhưng sau một vài thất bại, liệu bạn sẽ bỏ cuộc hay sẽ tiếp tục cố gắng? Bền bỉ và kiên nhẫn là chìa khoá đạt đến mục tiêu và thành công cuối cùng. Hãy luôn nhớ rằng có rất hiếm những người đạt được mục đích và thành công ngay từ những lần thử sức đầu tiên. Vì nếu ai cũng làm được vậy thì chẳng cần thiết phải xây dựng sự tự tin, tính bền bỉ và kiên nhẫn của bản thân mỗi người, phải không bạn?

Vì vậy, hãy tự hỏi 5 câu hỏi trên, hãy bắt đầu hành trình để đạt đến những mục tiêu của đời mình ngay từ hôm nay!

Thursday, May 7, 2009

Sống có mục tiêu

Mục tiêu là thứ gì đó giúp chúng ta tồn tại và đi mãi trên những đoạn đường đời. Một khi chúng ta mất mục tiêu, mất phương hướng thì chúng ta trở nên bồn chồn, lo âu. Bạn có bao giờ để ý thấy bạn chỉ thật sự sung sướng hạnh phúc khi đang thực hiện một điều gì đó chứ không phải là khi bạn đã hoàn thành nó không?


"Đề ra mục tiêu là việc hiển nhiên con người phải làm". Chúng ta không thể sống mà không có mục tiêu hoặc ít nhất là không có trong một thời gian dài. Bạn nhất thiết phải có một mục tiêu nếu bây giờ bạn chưa đề ra cho mình một danh sách các mục tiêu cần phải thực hiện.

"Mục tiêu gì là không quan trọng, điều quan trọng là bạn phải có mục tiêu". Có người cứ tìm cách trì hoãn thực hiện những gì họ nghĩ là có liên quan đến cuộc đời họ. Họ không chắc mục tiêu họ đề ra là hoàn toàn có lợi cho họ hay không, và vì thế họ chẳng bao giờ làm được điều gì cả.

Ví dụ như bạn luôn mong muốn trở lại trường Đại học để học lấy mảnh bằng, thế nhưng bạn không chắc rằng mục tiêu này có hợp lý hay không. Và rồi bạn cứ chần chừ, cứ mong muốn, cứ tính toán như thế mãi. Hai mươi, ba mươi năm sau, khi bạn già rồi thì bạn vẫn còn lưỡng lự, mà thời gian thì hết mất rồi.

Bạn đã không thấy được rằng nếu bạn quyết định quay lại học, và rồi bạn thấy rằng điều đó không cần thiết với bạn nữa thì điều mà bạn có được là: bạn đã hiểu ra vấn đề. Bạn đã biết rõ hơn rằng việc gì sẽ có lợi hay không có lợi cho bạn. Những người thành công là những người cho rằng "Thất bại là mẹ của thành công"; những người không thành công lại là những người cho rằng "Thất bại làm cho ta thêm nhụt chí".

Như ví dụ ở trên, khi bạn quay trở lại trường Đại học để học tiếp thì đích đến là mảnh bằng Đại học chẳng phải là điều quan trọng nhất mà quan trọng hơn tất cả chính là đoạn đường mà bạn đã đi qua. Một quãng thời gian mà bạn sẽ gặp gỡ thêm được nhiều người, tiếp xúc với nhiều người, học hỏi thêm nhiều điều, hiểu rõ bản thân mình hơn và có thêm nhiều kinh nghiệm.

Nếu như bạn định đi bộ vượt qua Châu Âu hoặc tạo một chiếc xe thể thao đời mới nhất, hay bắt đầu lập một công ty kinh doanh thì điều quan trọng không phải là việc đi bộ, chiếc xe hơi hay công ty kinh doanh mà là bạn phải trở thành một người như thế nào để đạt được mục tiêu đó.

Trong quá trình đi đến mục tiêu, bạn dần dần trở nên can đảm hơn, quyết đoán hơn, phát huy được những thế mạnh của mình, hiểu được nguyên tắc của bản thân, biết chịu đựng hơn, tự tin hơn,…

Những gì bạn thu nhặt được trong quá trình theo đuổi mục tiêu sẽ giúp bạn xem xét việc "Bạn sẽ trở nên như thế nào?".

Khi bạn bắt đầu thực hiện mục tiêu thì bạn nên nhớ một điều là không phải mọi việc đều xảy ra một cách suôn sẻ. Mục tiêu nào cũng đầy trở ngại khó khăn.



Khi thủy triều dâng lên, nó dâng lên một chút và rút xuống một chút, và nó dần dần dâng lên theo một lộ trình như vậy. Khi một cái cây phát triển, lá rụng đi một ít và lá mới mọc ra nhiều hơn và kết quả là cây dần dần lớn hơn, to ra… Các sự vật diễn biến, phát triển trên hành tinh này đều theo một đồ thị gấp khúc đi lên, là một tiến trình bất di bất dịch.

Ví dụ như bạn bắt đầu một chương trình giảm cân và có lúc thấy mình có lúc giảm cân, có lúc lại tăng cân, thế là bạn cho rằng việc giảm cân khó mà thực hiện được, và thế là bạn đành chấp nhận mình là một người… hơi bị tròn trịa. Hoặc như bạn bắt đầu một kế hoạch tiết kiệm tiền, và sau vài lần chi tiêu ngoài dự tính, bạn thấy không thể tiết kiệm được và dẹp luôn chuyện sống cần kiệm.

Hãy nhớ rằng, những người thành công không hẳn là những người thông minh kiệt xuất. Đơn giản là họ nắm bắt được quy luật phát triển của sự vật và nhận thấy rằng sự phát triển của họ phải tuân theo quy luật của các sự vật diễn ra xung quanh họ. Họ thấy rằng người ta đạt được đến mục tiêu bằng một quá trình điều chỉnh liên tục. Chúng ta đi sai đường (lệch hướng) thì điều chỉnh lại cho đúng hướng, điều chỉnh, điều chỉnh, và điều chỉnh.


"Hãy viết ra mục tiêu của chính mình".

Có một điều mà bạn cần làm khi đề ra mục tiêu cho mình là hãy viết ra mục tiêu của mình.

Bạn hãy bỏ đi suy nghĩ "Tất cả mục tiêu đều nằm trong đầu tôi, và cứ thế mà làm thôi" mà lấy ra một tờ giấy, cây viết và làm cho mình một bảng danh sách những mục tiêu cần thực hiện. Bảng danh sách chẳng phải là việc duy nhất cần làm để đạt đến mục tiêu, nhưng có nó sẽ giúp ta định ra hướng đi để đạt được mục tiêu mà chúng ta muốn trong cuộc sống.



Mục tiêu là cỗ xe chuyên chở chúng ta qua những đoạn đường chứa nhiều khó khăn thử thách, mà qua đó ta trưởng thành hơn. Chúng ta cần phải có mục tiêu không phải vì kết quả cuối cùng mà ta đạt được mà vì những gì thu nhặt được trong quá trình thực hiện mục tiêu đó.

Tuesday, May 5, 2009

Vì sao mà sống?

Có ba người mặt mày buồn bã đến hỏi ý kiến của một nhà hiền triết, làm thế nào để bản thân sống được vui vẻ.

- Trước tiên, các ông hãy nói xem các ông sống vì cái gì? - Nhà hiền triết hỏi.

Người đầu tiên nói:

- Vì tôi không muốn chết, vì vậy mà tôi sống.

Người thứ hai nói:

- Vì tôi muốn nhìn xem ngày mai có tốt hơn ngày hôm nay hay không, vì vậy mà tôi sống.

Người thứ ba nói:

- Vì tôi có một gia đình phải nuôi dưỡng. Tôi không thể chết, vì vậy mà tôi sống.

Nhà hiền triết lắc đầu nói:

- Thế thì đương nhiên các ông không được vui vẻ rồi, vì các ông sống chỉ vì sợ hãi, chờ đợi, trách nhiệm bất đắc dĩ, chứ không vì lý tưởng.