Monday, March 16, 2009

Lời khai thị vàng ngọc của "Tịnh Không Pháp Sư" - trích từ "Tịnh Ảnh Lục toàn tập"



Lời Khai Thị (I)
- Phật dạy cho chúng ta chân tướng của vũ trụ nhân sinh. Sinh mạng của chúng ta chẳng phải một đời này, một kiếp này, mà là đời đời kiếp kiếp, nối tiếp chẳng dứt. Đây tức chỗ gọi là luân hồi. Luân hồi là chân tướng sự thật giữa vũ trụ, bởi vì việc này chẳng phải mắt thịt của chúng ta có thể nhìn thấy được.
- Cho nên cái kiếp lục đạo luân hồi, vào trước thời kỳ đức thích ca mâu ni phật chưa xuất hiện tại thế gian này, thì trong các tôn giáo của ấn độ cũng rất lưu hành. Cho nên đây là một sự thật, chúng ta nhất định phải biết nhân quả là thông ba đời. Tức là có đời quá khứ, đời hiện tại và đời vị lai. Vì vậy cho nên chúng ta không chỉ là khởi tâm động niệm, mà tất cả những tạo tác đều phải vì xã hội chịu lấy trách nhiệm, phải vì lịch sử chịu lấy trách nhiệm, càng phải vì đời sau của chính mình chịu lấy trách nhiệm. Hiểu rõ được sự thật này, hiểu rõ đạo lý này, thì chúng ta khởi tâm động niệm, ngôn ngữ tạo tác, tự nhiên sẽ cẩn thận.
- Tất cả chúng sanh trải qua vô thỉ kiếp đến nay, chẳng biết mình đang ở đâu. Phật trong các kinh lớn thường nói: Tâm là chính mình, cái mà thiên tông nói là bản lai diện mục trước khi cha mẹ chưa sanh ra, tức là chính mình.
- Chúng sanh đã mê, cho là tâm ở trong thân, chẳng biết trạng huống thật tại chân tâm của mình. Lại càng chẳng biết sơn hà đại địa, cùng vạn sự vạn vật đều là hiện tượng chỗ hiện trong tâm mình, là tự mình tạo tác sanh ra. Cảnh giới trước mắt là tâm lý của chính mình biến hiện ra. Nếu như mình làm chủ được, thì có thể biến hiện ra tất cả đều là cảnh giới tốt. Trong tâm của mình chẳng có hạt giống, thì đâu có thể biến ra được. Hiểu rõ đạo lý này thì tâm sẽ bình lặng, gặp được kẻ ác cũng là tâm biến hiện ra. Ví như nằm mộng, những cảnh giới thiện ác hiện ra đều là chính mình những việc biến hiện trong mộng, chẳng phải từ bên ngoài đến. Kiếp sống chúng ta cũng giống như đang trong giấc đại mộng, chỉ là chúng ta chẳng thức tỉnh mà thôi. Ngài vĩnh dao đại sư có nói : "giác hậu không không vô đại thiên". Đây là lời nói sau khi chứng đạo.
- Người đời này giàu sang là do kiếp trước tu mà được. Nếu như đời này chẳng ưa thích làm việc thiện và bố thí, khi phước báu đã hưởng hết thì đời sau sẽ phải thọ khổ. Kẻ nghèo cơ hội tạo nghiệp ít, người giàu cơ hội tạo nghiệp nhiều. Người giàu ngày ngày đều đến quán ăn, tham đồ hưởng thụ, sát sanh tất nhiên phải nhiều hơn. Thế nên người giàu sau khi chết cơ hội đoạ tam ác đạo cũng nhiều hơn. Kẻ ngu si chỉ biết tranh danh đoạt lợi, kết quả chỉ là một trường trống không, ngược lại đã tạo ra tội nghiệp vô biên. Cho nên nói luân hồi là do chính mình tạo ra.
- Mỗi người đều có một quá khứ của họ. Bôn ba khắp nơi, trải qua mấy mươi năm, hồi tưởng lại giây lát thoảng nhiên như giấc mộng. Sự sự vật vật của hiện tại tuồng như là thật có. Nhưng những sự vật này, cuối cùng rồi cũng có thể biến hoại, cũng là vô thường. Vả lại sanh ra biến hoá trong từng sát na, nhanh như điện quang, vừa chớp là diệt mất. Cảnh giới ở vị lai cứ tưởng là tiền đồ gấm vóc. Tuồng như có thể có được vật gì thực tế. Song lê giống như mây khói, nắm bắt chẳng nhất định. Thân thể sát na đã trở thành già, không thể nào vĩnh viễn đều là 18 tuổi. Khi vừa sanh ra là đã hướng về phần mộ mà vào, chẳng có một giây ngừng nghĩ. Thân thể còn chẳng thể giữ được, huống chi là vật ngoại thân ư. Cho nên trong khởi tín luận nói : "Ân oán quá khứ sở niệm chư pháp, hoảng hốt như mộng","Ân oán hiện tại sở niệm chư pháp, do như điện quang","Ân oán vị lai sở niệm chư pháp, do như phù vân, hốt nhi nhi khởi"
- Tất cả sự vật đều là giả tướng chỗ hiện ra do nhân duyên hoà hợp. Duyên tựu thì sanh, duyên tan thì diệt. Sự sum họp của gia đình đều là nhân duyên: "Có ân, có oán, có đòi nợ, có trả nợ". Trước khi cha mẹ sanh ra ta thì ta ở đâu, tương lai đi về đâu chưa từng nghĩ qua, cũng chả cần nghĩ đến. Chỉ nghĩ đến là làm sao kiếm ra tiền, thăng quan phát tài, tranh danh đoạt lợi, thành gia lập nghiệp. Vì cái mạng sống vỏn vẹn chỉ mấy mươi năm mà bôn ba lao nhọc, tạo các tội ác. Các thứ tạo tác này đều là xu hướng dẫn đến con đường phiền não. Phiền não đều do tham sân si mà có.
- Hiện nay trên thế giới người thiện thì ít, kẻ ác thì nhiều, có thể thấy cái thế giới này là ngũ trọc ác thế, giống như căn nhà lửa. Đời này xử thế không nên oán trời trách người. Bất luận gặp cảnh giới thiện hay ác đều dửng dưng an nhiên. Mỗi người tu chứng khác nhau, kẻ khác không cách chi thay thế được. Nếu có thể thay thế thì thập phương chư phật đại từ đại bi sớm đã giúp chúng ta siêu thoát ra khỏi tam giới rồi. Phật bồ tát chỉ có thể làm tăng thượng duyên.

Lời khai thị (II)
- Thế gian này sanh tử già bệnh là nỗi khổ đau mà bất cứ ai đều chẳng có cách chi tránh miễn được. Chẳng những kẻ bần cùng đau khổ, người phú quý vẫn có nỗi đau khổ như nhau. Giác ngộ được thế gian là vô thường, sanh tử là việc lớn, đời người quả thật là khổ, cực lạc là chơn thật không hư. Tất cả việc trên thế gian đều chẳng phải thật tại, đều giống như huyển hoá.
- Thế gian chẳng thể nhìn thấu, tuy nhiên nếu anh đi xem hát thì sẽ dễ dàng hơn . Đời người chẳng qua là một vở kịch mà thôi. Khi chúng ta giựt mình tỉnh giấc, hãy thử nghĩ đến cảnh giới trong mộng đó còn nhớ được rất rõ ràng. Đời người lại cũng như cảnh mộng, quả là chẳng chơn thật. Cho nên hà tất phải làm khó cho chính mình, hà tất phải tạo tác ác nghiệp.
- Thế, xuất thế gian chỉ có một việc vãng sanh là chơn thật - ngoài ra đều toàn là giả cả. Những thứ hư giả ấy anh để trong lòng đến cuối cùng toàn là một màng trống rỗng, cái chi cũng chẳng được cả. Những người ngu si khờ dại mới đem danh văn lợi dưỡng, ngũ dục lục trần của thế gian để vào trong lòng - còn người học phật đem tam thừa phật pháp để vào trong lòng cũng đều sai cả (tức là nói lúc sắp vãng sanh). Cái giả mà đem để trong lòng, đến lúc lâm chung 1 thứ cũng chẳng mang theo được.
- Trên thế giới này chẳng có một vật gì chúng ta có thể mang theo được - chúng ta đến thế giới này chẳng mang theo chi cả, mai sau lúc ra đi cũng chẳng mang theo vật gì cả, duy chỉ có nghiệp theo mình - nghiệp lực chi phối chúng ta vào lục đạo luân hồi. Phật trong kinh thường khuyên chúng ta thế gian này là: "vạn ban tương bất khứ" - chẳng có một thứ nào có thể mang theo được.

Lời Khai Thị (III)
- Thế gian không luận thay đổi như thế nào đi nữa, trong muôn ngàn thay đổi ấy chúng ta phải cầu sự bất biến - sự bất biến duy nhất tức là niệm phật cầu sanh tịnh độ. Thời cuộc hiểm ác, tai nạn dồn dập - chúng ta muốn làm việc thiện nhưng việc thiện thường là gian nan trở ngại - nếu chẳng có tâm thanh tịnh, chẳng có trí tuệ và định lực thì không có cách chi đối phó với tai biến - cho nên tâm nhất định phải thanh tịnh, phải định được mới có trí tuệ biết làm cách nào để giải quyết vấn đề.
- Có nhiều người nhấn mạnh rằng: "Phải nên chú trọng dinh dưỡng, có nền y học tiến bộ mới có thể bảo trì sức khoẻ và sống lâu". Tuy nhiên chúng ta thấy có rất nhiều người sống cuộc sống cực khổ khó khăn, họ hằng ngày ăn uống đạm bạc thiếu thốn, vốn chẳng có gì gọi là dinh dưỡng cả, cũng chẳng cần ăn thức bổ dưỡng nhưng vẫn sống rất khoẻ mạnh vui vẻ, cũng rất trường thọ. Hiện nay trên toàn thế giới tai nạn quá nhiều, những người có phước báu tai nạn dù lớn đi nữa cũng có thể vượt qua - cho nên phải học tập thanh tịnh, thiện lương, tiết kiệm, tích phước - ở trong đại tai nạn tự cầu đa phước.
- Người xưa nói: "Hoạ từ miệng ra, lời nói không cẩn thận nhỏ thì là ảnh hưởng đến sự vinh nhục của cá nhân, lớn thì dẫn đến nước mất nhà tan"những sự việc này chúng ta từ trên lịch sử có thể thấy được rất nhiều - lắm lúc người nói là vô tâm, mà kẻ nghe lại có ý - thường thường cùng người kết chặt mối oán thù mà chính mình không hay không biết, tự mình nhất định phải cẩn thận.
- Sanh, lão, bệnh, tử tất cả chúng sanh đều vô phương tránh miễn được. Thế giới tất cả đều là giả cả vì là chẳng mang theo được, đã biết nó là giả thì hà thất lại phải so đo từng ly từng tí.

Lời Khai Thị (IV)
- Chúng ta hiện nay không luận là đối người, đối sự, đối vật đều là giả cả đều chẳng phải chơn - điều này phải biết Cái tâm giả này thường thường có thể đổi thay, từng giây từng phút đều đang biến đổi.
- Giả như chúng ta có thể nghĩ đến những người vãng sanh kia, chúng ta có hơn được ai đâu nào - nếu như sánh bằng họ thì chẳng phải chúng ta đã vãng sanh rồi sao, cho nên sánh không bằng họ - vừa thoạt nghĩ đến đây, cái tâm cống cao ngã mạn kia tự nhiên không còn nữa - chớ nên cùng người thế gian so sánh, phải nên cùng người đã vãng sanh kia để so sánh, vậy thì là đúng. Nếu nói cái này tôi cũng giỏi cái kia tôi cũng giỏi, chúng chẳng bằng tôi vậy thì đời sau vẫn phải trôi lăn trong lục đạo luân hồi mà thôi. Nếu như cảm thấy tôi rất giỏi thì cái tâm ngạo mạn kia liền nổi dậy - cho nên phải học cái chỗ chỗ không bằng người, việc việc không bằng người, thứ thứ không bằng người - từ sáng đến tối lão thật niệm phật, thì đó là đúng.
- Thế giới này anh nhìn thấu rồi, nhìn rõ rồi, nhìn hiểu rồi thì là tốt - chẳng có chi cả thì chẳng cần nhìn nữa, có thể đi được rồi - khi chưa nhìn qua cảm thấy rất hy hữu lạ lùng, sau khi nhìn rồi thì chẳng hy hữu lạ lùng - phải nên ra đi, đây là lúc mà chúng ta thiết tha nỗ lực niệm phật cầu sanh tịnh độ.
- Phật trong kinh kim cang nói rất hay: "Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng" - chẳng những tướng trong mộng là hư vọng mà ngay cả sum la vạn tượng trước mắt chúng ta đây cũng chẳng phải chơn thật.
- Con người đối với cảnh giới thiện thường hay dễ sơ xuất, đối với cảnh giới ác có thể sanh khởi tâm sợ sệt, kỳ thật cảnh giới thiện ác cả thảy đều phải chuyển.
- Khi gặp cảnh thuận thì trong lòng nhẹ nhõm, khi gặp cảnh nghịch thì trong lòng không tự tại cũng phải nghĩ đến niệm phật, chuyên tâm niệm phật thì có thể chuyển cảnh giới.
- Thế xuất thế gian tất cả pháp đều là vô lượng nhân duyên chỗ sanh ra, Thế gian tất cả pháp chẳng có ngẫu nhiên sanh ra - 1 bát nước, 1 chén cơm đều là tiền định
- Trong cuộc sống ngày thường chỗ tiếp xúc đến, thật tại mà nói đều chẳng ngoài nhân duyên quả báo - những việc vụn vặt này phàm phu chẳng hiểu được chơn tướng sự thật, bị một tí oan ức thì liền oán trời trách người, chẳng biết đây là tự làm tự chịu - cái nhơn tự mình đã tạo trong quá khứ hoặc là cái nhơn đời trước đã tạo, bây giờ gặp được duyên khởi hiện hành quả báo hiện tiền thì đương nhiên phải nhận chịu - tạo thiện nhơn thì nhận đó là thiện quả, tạo ác nhơn thì nhận đó là ác báu, không thể tránh miễn được. Chúng ta trước kia tạo đó là ác nhiều thiện ít cho nên một đời việc vừa ý thì ít, việc không vừa ý thì nhiều, đây là trong đời quá khứ tạo ác nghiệp nhiều, đây gọi là nghiệp chướng - chướng ngại cái gì? Chướng ngại thanh tịnh tâm, chướng ngại chơn như bản tánh.
- Bần cùng, bệnh tật là đang thọ báo thì giống như là đang trả nợ vậy - đời trước tạo ác nghiệp thì hiện nay đang lo thọ báo, báo hết thì xong rồi. Nếu chẳng có những thứ quả báo này đang ràng buộc lấy thì tránh không khỏi lại phải tạo nghiệp nữa. kẻ bần cùng chẳng có khả năng tạo nghiệp - vì những trường hợp này đều phải tiêu tiền, còn người bệnh tật thì không có đủ sức khoẻ để tạo nghiệp, thật tránh được rất nhiều cái duyên để tạo ác nghiệp.
- Có mấy ai có thể vào lúc này hồi đầu, có mấy ai biết nghĩ đến tương lai phải đoạ lạc trầm luân - đây là sự thật, một tí đều chẳng giả.
- Lời tục thường nói: "Lạc cực sanh bi" - chữ bi này chẳng những nói đến năm cuối của đời người, nỗi bi ai thật sự là sau khi chết - sau khi chết đoạ lạc tam đồ thì đó quả thật là bi ai.
- Nếu như có người thật sự sắp chết phải đoạ địa ngục, giờ phút này cái tâm thật sự khủng bố của hắn ta sẽ liền hiện tiền.
- Khổ phải biết thật khổ, chúng ta ở thế gian chịu tất cả khổ chẳng bằng cái khổ chịu của ngạ quỹ súc sanh trong tam đồ chẳng bằng cái khổ trong địa ngục - khổ nhất là địa ngục a tỳ. Trong kinh địa tạng bồ tát bổn nguyện kinh chỗ nói cái tướng của khổ đó thật tại mà nói chẳng ăn thua gì so với cái khổ trong địa ngục, chỉ là một giọt nước trong bể cả, cái khổ của địa ngục không sao nói hết được.
- Lão cư sĩ lý bỉnh nam trước khi vãng sanh một ngày, buổi chiều hôm ấy dẫn mấy đứa học trò đi dạo thì đã đem tin tức thố lộ cho học trò rằng: "Ngài phải ra đi, chẳng muốn ở lại nữa. Ngài cho học trò biết rằng: thời cuộc đã loạn lắm rồi, cho dù chư phật bồ tát thần tiên có xuống trần cũng chẳng cứu được nổi - duy chỉ có một con đường sống là tự mình niệm phật cầu sanh tịnh độ"; đây là lời dặn dò sau cùng của thầy lý.

Lời Khai Thị (V)
- Thế gian tất cả cứ mặc cho nó qua, tự mình đem việc của bổn phận làm cho tốt thì là chính xác
- Chúng sanh đều có phiền não, ân oán bất bình đã tích luỹ từ vô lượng kiếp đến nay, chúng ta giờ phút nào cũng đều gặp phải, cần phải nhẫn được, đối với hoàn cảnh tự nhiên càng phải nhẫn được
- Nếu như tự mình cảm thấy sống chung với đại chúng cái chi cũng chẳng hợp, đó là tự mình đang sanh phiền não vẫn chẳng phải đang học phật, học phật là phải đem những thứ này, li ti này viên dung trở lại đem nó hoá giải, cảnh giới này là từ trong nội tâm của mình sanh ra, vì thế cho nên phải từ trong nội tâm của mình để hoá giải - một lòng một dạ phải liễu sanh tử xuất tam giới - tất cả thứ trên thế gian này cùng ta chẳng có liên can, cảnh thuận cảnh nghịch tất cả đều tuỳ thuận, lấy việc sanh tử làm trọng; chúng ta là người niệm phật lấy việc vãng sanh làm sự, sự vụ quan trọng đệ nhất - ngoài việc cầu vãng sanh ra chẳng có bất cứ một việc gì đáng được để trong lòng.
- Những nhà đại phú quý đều là người đời trước đã từng ở trong phật môn niệm phật tu phước mà không thể liễu sanh tử; trong đời này có quyền có thế làm càng làm bậy, họ tạo tội nghiệp đó sánh với người thường nặng hơn nhiều. Một người thật sự giác ngộ là phải lấy việc sanh tử làm mục tiêu.





No comments: